Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vậy vai trò của môn địa lí là gì? vị trí, chức năng, nhiệm vụ của môn địa lí? Những điều cần thiết trong việc dạy và học môn địa lý tại nhà trường. Tất cả sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây của trường Mầm Non Ánh Dương, mời quý đọc giả theo dõi.
Tổng quan về môn địa lý
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội. Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tinh chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật….
Vai trò của môn địa lý đối với xã hội
- Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản vẻ khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa li trong đời sống
- Học Địa li sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú
- Bên cạnh đó, môn học này còn giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đổi với thế giới.
- Đại lý giúp hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành một công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
- Trong mọi lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,…), cho đến văn hoá — xã hội, an ninh quốc phòng, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phân xây dựng nền kinh tế — xã hội phát triển và bền vững.
- Học địa lí giúp ta hiểu thêm về vị trí địa lí của nước ta, cũng như các nước khác trên thế giới.
- Giúp ta hiểu thêm về các điều kiện tự nhiên,sự phân bố dân cư cũng như động, thực vật ở mỗi vùng đất.
Trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng (dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ) đề ra năm 1991 có ghi rõ: “Giáo dục là sự nghiệp đào tạo và xây dựng con người vừa phục vụ nhiệm vụ kinh tế – xã hội trước mắt, vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển lâu dài” và nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thức làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái độ lao động tích cực, sáng tạo…” Đó là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp, đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ thông phải dựa vào đặc trưng bộ môn để xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung.
Cũng như tất cả các môn học khác, môn Địa lí phải góp phần giáo dục và đào tạo những người công dân tương lai, phù hợp với yêu cầu xã hội. Môn Địa lí, có khả năng cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, về kinh tế – xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo; cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất.
Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn Như chúng ta đã biết, Địa lí là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa lí, học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Những kiến thức đó góp phần đắc lực vào việc hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng. Việc học tập Địa lí cũng dần dần làm cho học sinh nhận thức được vai trò của tự nhiên, con người trong các hoạt động kinh tế- xã hội trên lãnh thổ. Tự nhiên chỉ chứa đựng những khả năng tiềm tàng còn việc khai thác chúng được nhiều hay ít, hợp lí hay không là do con người, do trình độ công nghệ, kĩ thuật và do phương thức sản xuất quyết định. Môn Địa lí như vậy là đã góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, duy vật kinh tế, tư duy sinh thái v.v…
Môn Địa lí hình thành cho học sinh nhân các con người mới trong xã hội Môn Địa lí, nhất là Địa lí Việt Nam, có nhiều khả năng làm cho học sinh hiểu rằng: đất nước ta trước đây đã bị bóc lột, kìm hãm và tàn phá trong chiến tranh như thế nào, đời sống của nhân dân ta vì đâu mà nghèo khó v.v…Hiểu được như vậy, các em sẽ càng có quyết tâm lao động, xây dựng đất nước, càng thêm cảnh giác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả lao động của mình. Như vậy, môn Địa lí không chỉ giáo dục cho học sinh long yêu nuớc, thái độ lao động nhiệt tình nói chung mà còn bồi dưỡng cho các em ý thức làm chủ, long mong muốn góp phần làm cho đất nước, quê hương giàu đẹp.
Tuy nhiên, khi học Địa lí Việt Nam, không phải chúng ta chỉ nói đến những thuận lợi, những viễn cảnh tươi đẹp mà còn phải nói đến những khó khăn về tự nhiên cũng như về kinh tế – xã hội đang cản trở bước tiến của chúng ta. Các khó khăn đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: một xã hội cũ với nền kinh tế lạc hậu, trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển, nền nông nghiệp còn lệ thuộc vào tự nhiên, việc khai thác sử dụng tài nguyên còn yếu, gây nhiều lãng phí, năng suất lao động còn thấp, trình độ quản lí kinh tế – xã hội còn yếu, kém…
Mục tiêu xây dựng chương trình học môn địa lý tại nhà trường
Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực hung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức địa lí hỗ trợ cho những ngành nghề nào?
- Ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trinh nông nghiệp, quản li đất đai và bảo vệ môi trường. Với những ngành này, kiến thức địa lý đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp xác định, xây dựng được kế hoạch nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa thế tự nhiên của địa phương, địa điểm trồng cấy, chăn nuôi; mà còn là một trong những điều kiện góp phần gặt hái được thành công (có một mùa bội thu, chăn nuôi đặt sản lượng cao, chất lượng…)
- Các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch. Kiến thức địa lý đặc biệt là điều kiện dân cư và điều kiện kinh tế văn hoá, nếu bạn trang bị sẵn cho mình những kiến thức này, bạn sẽ nắm trong lòng bàn tay những chiến lược kinh doanh hiệu quả (đâu là khu vực nên đầu tư, đâu là khu vực tiềm năng để khởi nghiệp, để phát triển…) Đặc biệt là ngành du lịch, có những địa điểm thu hút tới hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày, có những khu vực lại không có khách tới tham quan, đó là do sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi vùng miền, mỗi địa phương và điều này đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch.
- Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên; hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn để kinh tế, xã hội, quản lí đô thị, quản lí xã hội,… Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản một cách tổng hợp hay chuyên ngành, có khả năng quan sát, theo dõi, phân tích và tổng hợp sự chuyển mình của địa phương, đất nước và thế giới, đó là điều quan trọng góp phần đến thành công của bạn. Hơn nữa, nếu bạn giỏi về môn địa lý đồng nghĩa với việc bạn sở hữu cho mình một danh sách đa dạng các ngành nghề để lựa chọn cho tương lai.
- Môn Địa li cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Những điều cần thiết trong việc dạy và học môn địa lý tại nhà trường
Đầu tiên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập phù hợp, đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về nội dung, hình thức và thời lượng dạy và học môn Địa lý. Đồng thời xác định rõ các tiêu chí cụ thể mà việc dạy và học môn địa lý phải đạt được. Cụ thể, học sinh cần đạt tới các cấp độ: biết, hiểu và vận dụng, tức là chú trọng cả việc học và việc thực hành.
Trong dạy học địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, các thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng. Các thiết bị dạy học của môn Địa lí bao gồm:
– Bản đồ, atlat địa lí, tập bản đồ địa lí.
– Các biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, lát cắt.
– Tài liệu, tư liệu (niên giám thống kê, số liệu kinh tế – xã hội,…).
– Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội.
– Mô hình, mẫu vật.
– Các dụng cụ, thiết bị (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế, máy ảnh,…).
– Các phần mềm dạy học, video clip; các thư viện số (digital) chứa các kho tư liệu dạy học địa lí.
Video về vai trò của môn địa lý
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời câu hỏi vai trò của môn địa lý là gì? vị trí và nhiệm vụ? những điều cần biết trong dạy và học môn địa lý. Mong rằng bài viết đã góp phần giúp các bạn thêm hiểu và có động lực học tập môn học thú vị này. Chúc các bạn luôn thành công!
vai trò của môn địa lý là gì? vị trí và nhiệm vụ? những điều cần biết trong dạy và học môn địa lý
Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vậy vai trò của môn địa lí là gì? vị trí, chức năng, nhiệm vụ của môn địa lí? Những điều cần thiết trong việc dạy và học môn địa lý tại nhà trường. Tất cả sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây của trường Mầm Non Ánh Dương, mời quý đọc giả theo dõi. Tổng quan về môn địa lý Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội. Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tinh chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật li, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật…. Vai trò của môn địa lý đối với xã hội Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản vẻ khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa li trong đời sống Học Địa li sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú Bên cạnh đó, môn học này còn giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đổi với thế giới. Đại lý giúp hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành một công dân toàn cầu, có trách nhiệm. Trong mọi lĩnh vực kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,…), cho đến văn hoá — xã hội, an ninh quốc phòng, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phân xây dựng nền kinh tế — xã hội phát triển và bền vững. Học địa lí giúp ta hiểu thêm về vị trí địa lí của nước ta, cũng như các nước khác trên thế giới. Giúp ta hiểu thêm về các điều kiện tự nhiên,sự phân bố dân cư cũng như động, thực vật ở mỗi vùng đất. Trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng (dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ) đề ra năm 1991 có ghi rõ: “Giáo dục là sự nghiệp đào tạo và xây dựng con người vừa phục vụ nhiệm vụ kinh tế – xã hội trước mắt, vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển lâu dài” và nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thức làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái độ lao động tích cực, sáng tạo…” Đó là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp, đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ thông phải dựa vào đặc trưng bộ môn để xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung. Cũng như tất cả các môn học khác, môn Địa lí phải góp phần giáo dục và đào tạo những người công dân tương lai, phù hợp với yêu cầu xã hội. Môn Địa lí, có khả năng cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, về kinh tế – xã hội và những kĩ năng, kĩ xảo; cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn Như chúng ta đã biết, Địa lí là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa lí, học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng. Những kiến thức đó góp phần đắc lực vào việc hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng. Việc học tập Địa lí cũng dần dần làm cho học sinh nhận thức được vai trò của tự nhiên, con người trong các hoạt động kinh tế- xã hội trên lãnh thổ. Tự nhiên chỉ chứa đựng những khả năng tiềm tàng còn việc khai thác chúng được nhiều hay ít, hợp lí hay không là do con người, do trình độ công nghệ, kĩ thuật và do phương thức sản xuất quyết định. Môn Địa lí như vậy là đã góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, duy vật kinh tế, tư duy sinh thái v.v… Môn Địa lí hình thành cho học sinh nhân các con người mới trong xã hội Môn Địa lí, nhất là Địa lí Việt Nam, có nhiều khả năng làm cho học sinh hiểu rằng: đất nước ta trước đây đã bị bóc lột, kìm hãm và tàn phá trong chiến tranh như thế nào, đời sống của nhân dân ta vì đâu mà nghèo khó v.v…Hiểu được như vậy, các em sẽ càng có quyết tâm lao động, xây dựng đất nước, càng thêm cảnh giác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả lao động của mình. Như vậy, môn Địa lí không chỉ giáo dục cho học sinh long yêu nuớc, thái độ lao động nhiệt tình nói chung mà còn bồi dưỡng cho các em ý thức làm chủ, long mong muốn góp phần làm cho đất nước, quê hương giàu đẹp. Tuy nhiên, khi học Địa lí Việt Nam, không phải chúng ta chỉ nói đến những thuận lợi, những viễn cảnh tươi đẹp mà còn phải nói đến những khó khăn về tự nhiên cũng như về kinh tế – xã hội đang cản trở bước tiến của chúng ta. Các khó khăn đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: một xã hội cũ với nền kinh tế lạc hậu, trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển, nền nông nghiệp còn lệ thuộc vào tự nhiên, việc khai thác sử dụng tài nguyên còn yếu, gây nhiều lãng phí, năng suất lao động còn thấp, trình độ quản lí kinh tế – xã hội còn yếu, kém… Mục tiêu xây dựng chương trình học môn địa lý tại nhà trường Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực hung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiến thức địa lí hỗ trợ cho những ngành nghề nào? Ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trinh nông nghiệp, quản li đất đai và bảo vệ môi trường. Với những ngành này, kiến thức địa lý đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp xác định, xây dựng được kế hoạch nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa thế tự nhiên của địa phương, địa điểm trồng cấy, chăn nuôi; mà còn là một trong những điều kiện góp phần gặt hái được thành công (có một mùa bội thu, chăn nuôi đặt sản lượng cao, chất lượng…) Các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch. Kiến thức địa lý đặc biệt là điều kiện dân cư và điều kiện kinh tế văn hoá, nếu bạn trang bị sẵn cho mình những kiến thức này, bạn sẽ nắm trong lòng bàn tay những chiến lược kinh doanh hiệu quả (đâu là khu vực nên đầu tư, đâu là khu vực tiềm năng để khởi nghiệp, để phát triển…) Đặc biệt là ngành du lịch, có những địa điểm thu hút tới hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày, có những khu vực lại không có khách tới tham quan, đó là do sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi vùng miền, mỗi địa phương và điều này đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch. Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên; hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn để kinh tế, xã hội, quản lí đô thị, quản lí xã hội,… Trang bị cho mình những kiến thức cơ bản một cách tổng hợp hay chuyên ngành, có khả năng quan sát, theo dõi, phân tích và tổng hợp sự chuyển mình của địa phương, đất nước và thế giới, đó là điều quan trọng góp phần đến thành công của bạn. Hơn nữa, nếu bạn giỏi về môn địa lý đồng nghĩa với việc bạn sở hữu cho mình một danh sách đa dạng các ngành nghề để lựa chọn cho tương lai. Môn Địa li cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Những điều cần thiết trong việc dạy và học môn địa lý tại nhà trường Đầu tiên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập phù hợp, đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về nội dung, hình thức và thời lượng dạy và học môn Địa lý. Đồng thời xác định rõ các tiêu chí cụ thể mà việc dạy và học môn địa lý phải đạt được. Cụ thể, học sinh cần đạt tới các cấp độ: biết, hiểu và vận dụng, tức là chú trọng cả việc học và việc thực hành. Trong dạy học địa lí theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, các thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng. Các thiết bị dạy học của môn Địa lí bao gồm: – Bản đồ, atlat địa lí, tập bản đồ địa lí. – Các biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, lát cắt. – Tài liệu, tư liệu (niên giám thống kê, số liệu kinh tế – xã hội,…). – Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế – xã hội. – Mô hình, mẫu vật. – Các dụng cụ, thiết bị (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế, máy ảnh,…). – Các phần mềm dạy học, video clip; các thư viện số (digital) chứa các kho tư liệu dạy học địa lí. Video về vai trò của môn địa lý Kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời câu hỏi vai trò của môn địa lý là gì? vị trí và nhiệm vụ? những điều cần biết trong dạy và học môn địa lý. Mong rằng bài viết đã góp phần giúp các bạn thêm hiểu và có động lực học tập môn học thú vị này. Chúc các bạn luôn thành công!
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục