Để thực hiện được một mở bài Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ một cách đơn giản, đầy đủ, các em học sinh có thể tham khảo dàn ý mở bài khi liên hệ hai tác phẩm này vào chung một vấn đề như sau:
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
– Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.
This post: Tuyển tập mở bài Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ hay nhất
– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”.
Nếu có vấn đề chung về hai tác phẩm: thân phận người phụ nữ, ý nghĩa nhân văn… thì các em học sinh sẽ nêu lên vấn đề chung đó để sau đó sử dụng phần thân bài để giải quyết những điểm chung – riêng trong đó.
Xem thêm: Sơ đồ tư duy Vợ nhặt
Các mẫu mở bài Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ hay
Mở bài 1 – Đề: So sánh giá trị nhân đạo trong vợ nhặt và vợ chồng A Phủ
Kim Lân và Tô Hoài đều là hai cây bút nổi tiếng và xuất sắc trong văn học hiện đại Việt Nam. Vợ Nhặt và vợ chồng A Phủ đã thể hiện rõ nét điều đó. Qua đó cho ta thấy tư tưởng nhân đạo luôn hướng về con người tôn vinh và bảo vệ lẽ phải của hai nhà văn.
Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm được coi là xương sống là thể hiện ở phương diện cả nội dung. Song nhìn chung, đó chính là thái độ thương yêu những phẩm chất tốt đẹp của con người, lên án tố cáo những thế lực áp bức và bóc lột người dân. Một tác phẩm bao hàm và mang được điều đó thể hiện trong tác phẩm của mình được coi là một tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc.
Mở bài 2 – Đề: Phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay thông qua Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người “vợ nhặt” và Mị – cô “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra.
Mở bài 3 – Đề: Phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay thông qua Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu”
Từ lâu, thân phận người phụ nữ nhỏ bé, hèn mọn đã đi vào văn học dân gian bằng những hình ảnh gần gũi đến lay động lòng người. Khi bước vào trang văn của Kim Lân, Tô Hoài thì người phụ nữ được cá thể hóa với hình dáng, tính cách và số phận riêng. Tuy Vợ Nhặt và Vợ Chồng A Phủ được sáng tác trong những bối cảnh khác nhau và dụng ý nghệ thuật không giống nhau nhưng nhìn chung hai bức tranh hiện thực này đều là những ám ảnh về thân phận người phụ nữ trước CM tháng tám, đồng thời cũng bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn ở họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Mở bài 4 – Đề: Hãy so sánh các tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
Văn học cũng thể hiện và bám sát tình hình thay đổi của đất nước, nó phản ánh từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc. Giai đoạn 1954 – 1965, đất nước ta đang sôi nổi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, chính bởi vậy mà các tác phẩm văn học thời kỳ này thể hiện sâu sắc bước chân của người lao động trong hành trình mới từ bóng tối đi ra ánh sáng, con đường giác ngộ của nhân dân lao động và cách mạng, về đảng. Tiêu biểu cho chủ đề ấy chính là những khuynh hướng khai thác hiện thực của tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
Mở bài 5 – Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ và Tràng
Một tác phẩm có nhiều thước đo giá trị, trong đó tình người, lòng yêu thương lẫn nhau chính là thước đo chủ yếu và cơ bản nhất, quyết định sức sống của tác phẩm đồng thời qua đó, thể hiện thái độ, tình cảm và cách nhìn nhận của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Hai truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), đều toát lên được tình người mà tác giả dành cho các nhân vật của mình, khác với văn xuôi thời kỳ trước 1945, đây là giá trị nhân đạo mới.
Mácxim Gorki đã nói “Văn tức là người”. Đối tượng phản ánh trung tâm của văn học là con người. Nhà văn chân chính đi tìm bề sâu và mọi tâm trạng tinh vi, phức tạp nhất của tâm hồn con người để hiểu và yêu con người. Chính vì thế giá trị nhân đạo luôn là vấn đề cấp thiết trong văn chương mọi thời đại. Số phận con người, những khát vọng của con người không bao giờ lại cũ cả.
Sức mạnh của tình thương yêu con người được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn Mị cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tràng đối với cô vợ theo (Vợ nhặt – Kim Lân).
>>Xem thêm:
- Sức mạnh của tình thương yêu con người trong Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt
- Cảm nhận về hai khoảnh khắc vô tận trong Vợ chồng A Phủ và Vợ Nhặt
***
Với những chủ đề khác nhau, các em học sinh cần lựa chọn việc giới thiệu và nắm bắt các điểm giống – khác nhau, chung – riêng của hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ để đưa vào phần mở bài – phần đánh giá xem các em học sinh sẽ đi đúng hướng hay không.
Vì vậy những mở bài Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ ở trên được Mầm Non Ánh Dương sưu tầm sẽ giúp các em hình dung rõ nhất về tầm quan trọng của mở bài và cách làm mở bài sao cho đơn giản, dễ hiểu và đúng vấn đề nhất. Chúc các em giành được điểm cao cho phần mở bài và cả bài thi của mình.
Tuyển tập mở bài Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ giúp các em học sinh hình dung được các nội dung chính để làm cùng các cách sử dụng từ ngữ khác nhau cho các đề bài liên hệ hai tác phẩm này một cách linh hoạt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục