Nhạc sĩ Văn Cao
Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhạc sĩ Văn Cao để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến
This post: Tiểu sử nhạc sĩ Văn Cao
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Công Trứ
Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
1. Tiểu sử và cuộc đời Văn Cao
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng, xuất thân trong một gia đình viên chức. Thuở nhỏ, Văn Cao học tại trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học Tân nhạc. Cuối những năm 30, Tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý…Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Sau đó là một loạt các ca khúc lãng mạn khác: Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Chương Tri… Sđều trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, được coi là bài thơ đầu tay. Năm 1942, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao căn làm thơ, viết truyện trên Tiểu thuyết thứ 7. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dậy thì, Sám hối, nửa đêm. Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những người tự tử được đánh giá cao và gây chấn động dư luận.
Cuối năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý, một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Văn Cao đã sáng tác ca khúc đó trong nhiều ngày tại căn gác số 171 phố Mongrant và đặt tên cho tác phẩm là Tiến quân ca. Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động trong đội Trừ gian của Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in sách báo, truyền đơn.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao Động.
Năm 1946, Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc và được bầu là Ủy viên Chấp hành, Văn Cao hoạt động ở liên khu III, phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này, ông tiếp túc sáng tác các ca khúc nổi tiếng khác như Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949)… và đặc biệt là Trường ca Sông Lô năm 1947.
2. Tác giả – Tác phẩm
Có thể nói, Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: truyện, thơ, tranh vẽ…Nhưng người ta vẫn biết đến nhiều hơn về ông với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa. So với 2 nhạc sĩ Phạm Duy ( có khoảng 1000 ca khúc) và Trịnh Công Sơn (600 ca khúc), Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm 2 mảng chính: tình ca và hùng ca. Ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa… tố khúc giao hưởng anh Bộ đội cụ Hồ.
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn tàn thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai…được đánh giá là “cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam”.
Với hùng ca, ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng của Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khỏe khoắn. Ông thường sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang…Sau đó là lần lượt các tác phẩm Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc…ra đời. Trong đó Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca Việt Nam và Trường ca sông Lô được nhận xét: “là tác phẩm vĩ đại… chẳng thua bất cứ nhạc phẩm nào của Tây phương…”, là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, Tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là “cha đẻ” của hùng ca Việt Nam.
Với “chữ tâm – chữ tài” dành cho quê hương, đất nước, Văn Cao xứng đáng là một tác gia lớn của nền âm nhạc nước nhà, là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, với những giai điệu đi cùng năm tháng…
3. Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Anh em khá cầm tay
- Buồn tàn thu (1939)
- Thiên Thai (1941)
- Đêm sơn cước
- Đêm xuân
- Gió núi
- Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941)
- Bến xuân
- Chiến sĩ Việt Nam (1945)
- Làng tôi (1947)
- Ngày mai
- Thăng Long hành khúc ca
- Tiến về Hà Nội
- Suối mơ
- Thu cô liêu (1942)
- Cung đàn xưa (1942)
- Gò Đống Đa (1942)
- Trương Chi (1943)
- Tiến quân ca (1944)
- Hải quân Việt Nam (1945)
- Không quân Việt Nam (1945)
- Bắc Sơn
- Tình ca Trung du
- Trường ca sông Lô (1947)
- Ngày mùa (1948)
- Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950)
- Mùa xuân đầu tiên
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục