Đề bài: Thuyết minh về cục tẩy
This post: Thuyết minh về cục tẩy
Thuyết minh về cục tẩy
I. Dàn ý Thuyết minh về cục tẩy
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về cục tẩy
2. Thân bài
– Lịch sử ra đời của cục tẩy:
+ Cục tẩy đầu tiên ra đời hàng trăm năm trước
+ Người phát minh ra cục tẩy là Edward Nairne
– Cấu tạo của cục tẩy: gồm hai phần
+ Phần tẩy: được làm từ nhiều loại hỗn hợp khác nhau
+ Phần vỏ tẩy: thường làm bằng giấy, in nhãn hiệu
– Một số loại tẩy khác nhau:
+ Tẩy trên đầu bút chì hoặc tẩy cục
+ Tẩy làm bằng cao su, làm bằng vinyl hoặc làm bằng sợi tổng hợp từ đậu tương
– Nguyên tắc hoạt động của tẩy chì:
+ Tĩnh điện tạo ra khi cọ xát hút các hạt than chì về phía cao su
+ Cao su tách ra sau khi sử dụng khiến cục tẩy mòn đi
+ Bản chất mài bóng để bào giấy và dấu bút chì
– Cách sử dụng và bảo quản
+ Tẩy nhẹ nhàng không ghì mạnh làm rách giấy
+ Không để tẩy bị ướt, bị nóng chảy hoặc bị bẩn
– Công dụng và vai trò của cục tẩy
3. Kết bài
Ý nghĩa của cục tẩy với học tập và công việc
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về cục tẩy
Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh, có rất nhiều dụng cụ, vật dụng hỗ trợ học tập được ra đời, đó là thước, bút, sách, vở…một trong những vật dụng nhỏ bé, quen thuộc nhưng không thể thiếu trong hộp bút của mỗi bạn học sinh, đó là cục tẩy bút chì.
Có thể bạn không biết, cục tẩy đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ những mẩu bánh mì. Những cục tẩy đầu tiên làm bằng mẩu bánh mì được ra đời từ những năm 70 của thế kỉ XVIII, mặc dù bất tiện vì bánh mì dễ vụn lại nhanh mốc nhưng muốn tẩy các nét chì than bắt buộc phải dùng đến nó. Khắc phục được những hạn chế của cục tẩy làm bằng bánh mì, một kĩ sư người Anh Edward Nairne đã chế tạo thành công cục tẩy như chúng ta sử dụng ngày nay.
Một cục tẩy thông thường có cấu tạo gồm hai phần là phần tẩy và phần vỏ bên ngoài tẩy, phần vỏ tẩy bao quanh bên ngoài có cấu tạo đơn giản, thường làm bằng giấy cứng có in nhãn hiệu loại tẩy tương tự như bao bì của các sản phẩm khác. Phần tẩy hiện đại ngày nay đa số được làm bằng hỗn hợp cao su nhưng cũng có loại tẩy đắt tiền thì làm bằng hỗn hợp vinyl hoặc rẻ tiền làm bằng sợi tổng hợp từ đậu tương. Tuỳ vào chất liệu làm tẩy mà cục tẩy có những đặc điểm khác nhau, người ta có thể tạo ra những cục tẩy nhiều màu sắc như xanh, tím, vàng, đỏ, nhưng thông dụng nhất là màu trắng và đen. Những cục tẩy thường được nhắc đến hoặc là những cục tẩy riêng lẻ hoặc là những cục tẩy được gắn liền trên đầu bút chì, đa số các loại bút chì hiện nay đều được gắn một cục tẩy nhỏ rất tiện lợi cho người sử dụng khi cần. Tuy nhiên với việc sử dụng lâu dài thì những cục tẩy to sẽ đảm bảo hơn, những cục tẩy thường chỉ bằng hai đầu ngón tay, dài chừng 3-5cm, dày khoảng 1cm. Khi ta sử dụng cục tẩy là khi ta muốn xoá đi dấu vết của nét bút chì, nguyên tắc xoá của tẩy đó là dùng lực ma sát tạo ra tĩnh điện để những hạt cao su hút những hạt than chì về phía mình, sau đó những hạt cao su đã có than chì sẽ tách rời ra khỏi khối tẩy và rơi lại trên giấy, chính vì thế mà sau khi ta tẩy sẽ xuất hiện những vụn tẩy và cục tẩy bị mòn dần theo thời gian. Nếu những cục tẩy không bị mòn đi nghĩa là những hạt than chì vẫn bám trên cục tẩy và khi ta tẩy giấy sẽ bẩn hơn. Bản chất của những cục tẩy cũng có tính mài bóng, tính chất ấy giúp chúng bào mòn đi những hạt than chì trên giấy và một lớp giấy mỏng, nếu tẩy quá nhiều cũng dễ khiến giấy bị thủng. Chính vì vậy khi chúng ta sử dụng tẩy nên nhẹ nhàng, từ từ tẩy lần lượt không nên tẩy đi tẩy lại nhiều lần trên một vị trí và tẩy quá mạnh khiến giấy bị rách và bị mòn tẩy. Sau khi sử dụng xong nên cất tẩy gọn gàng cẩn thận, tránh để tẩy bị vấy bẩn, không để tẩy bị ướt hoặc nóng chảy khiến tẩy mục hoặc biến chất.
Sự xuất hiện của cục tẩy đã giúp cho hoạt động học tập của học sinh trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Cục tẩy có thể xóa đi những lỗi sai khi làm bài tập, khi tập viết mà không cần gạch xóa hay mất công viết lại. Tẩy bút chì cũng được sử dụng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng chút sức để tạo ma sát với mặt giấy, những nét bút do chì có thể xóa bỏ một cách dễ dàng, không gây bẩn hay bào mòn giấy.
Cục tẩy chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng nó lại có ý nghĩa rất thiết thực với cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập, làm việc của chúng ta. Tuy rằng hiện nay có nhiều loại bút xoá nhưng giải pháp hữu hiệu nhất và triệt để nhất để xoá đi nét chì vẫn là cục tẩy.
-Hết-
Bài văn Thuyết minh về cục tẩy đã giúp các em có thêm những thông tin thú vị về một đồ dùng học tập quen thuộc, hữu ích, bên cạnh đó các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn thuyết minh đặc sắc lớp 8 viết về đồ dùng học tập khác như: Thuyết minh về chiếc bút chì, Thuyết minh về đôi dép lốp,Thuyết minh về chiếc xe đạp, Thuyết minh về cây tre.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)