Giáo dục

Thuyết minh về con chim bồ câu

Đề bài: Thuyết minh về con chim bồ câu

thuyet minh ve con chim bo cau

This post: Thuyết minh về con chim bồ câu

 

I. Dàn ý Thuyết minh về con chim bồ câu

1. Mở bài

Giới thiệu về loài chim bồ câu: Một trong những loài chim phổ biến tại Việt Nam

2. Thân bài

– Nguồn gốc:
+ Sinh sống phổ biến khắp nơi trên thế giới, trừ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực châu Á như Indonesia, Malaysia và Australia.
+ Tổ tiên bồ câu hiện nay là giống bồ câu núi, sống hoang dã tại châu u, châu Á và Bắc Phi.
+ Chim bồ câu được loài người thuần hóa cách đây 5000 năm. Trên thế giới hiện có khoảng 150 loại bồ câu, tại Việt Nam, chim bồ câu hầu hết là bồ câu nhà đã được thuần hóa

– Cấu tạo:
+ Thân chim hình thoi, da khổ, phủ lông vũ mềm mại bao phủ toàn thân.
+ Lông tơ mọc áp sát vào thân, tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ. Khi bay, cánh chim dang rộng tạo sức đẩy lại gió, giúp thân chim tiến lên phía trước.
+ Chân chim bồ câu ngắn, gồm bón ngón, ba ngón trước, một ngón sau giúp chim đứng vững và có khả năng bám chặt vào cành cây.
→ Cấu tạo hàm không có răng, mỏ sừng, cứng giúp chim thuận lợi trong việc xử lý con nồi cũng như rỉa lông, cánh vệ sinh cơ thể.

– Tập tính:
+ Bồ câu ăn chủ yếu là lương thực như đậu, lúa, gạo, ngô, cám gạo và uống nước sạch. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, chim bồ câu có chế độ ăn khác nhau. Chim bồ câu được nuôi nhốt thường được cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bổ sung khoáng chất và vitamin.

– Vai trò:
+ Chim bồ câu được nuôi để làm cảnh hoặc nuôi lấy thịt theo phương pháp công nghiệp.
+ Thịt chim bồ câu mang hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành cháo.
+ Về vai trò tinh thần, chim bồ câu là biểu tượng hòa bình
+ Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của ái tình.
– Bảo tồn: Trong khi nhiều loài bồ câu được nhân giống và hưởng lợi từ con người, một số loài khác đang bị đe dọa về số lượng hoặc thậm chí đã tuyệt chủng như bồ câu viễn khách và bồ câu dodo.
→ Đứng trước nguy cơ này, con người cần quan tâm và áp dụng kĩ thuật bảo tồn để ngăn chặn sử tuyệt chủng.

3. Kết bài

Chim bồ câu gắn bó với đời sống tinh thần của con người, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về con chim bồ câu

Hệ thống sinh thái đa dạng và phong phú là nơi sinh sống của rất nhiều các loài động, thực vật và cả con người. Sự đa dạng ấy khiến cuộc sống trở nên thú vị, cuốn hút và thôi thúc con người tìm hiểu, khám phá. Một trong số những loài động vật gắn bó và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu nhất là chim bồ câu, giống chim quen thuộc được nuôi trong gia đình như một loại thú cưng.

Chim bồ câu sinh sống phổ biến khắp nơi trên thế giới, trừ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực châu Á như Indonesia, Malaysia và Australia. Tổ tiên bồ câu hiện nay là giống bồ câu núi, sống hoang dã tại châu u, châu Á và Bắc Phi. Chim bồ câu được loài người thuần hóa cách đây 5000 năm. Trên thế giới hiện có khoảng 150 loại bồ câu, tại Việt Nam, bồ câu hầu hết là bồ câu nhà đã được thuần hóa.

Thân chim hình thoi, da khổ, phủ lông vũ mềm mại bao phủ toàn thân. Lông tơ mọc áp sát vào thân, tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ. Khi bay, cánh chim dang rộng tạo sức đẩy lại gió, giúp thân chim tiến lên phía trước. Khi chim ngủ thường rúc đầu vào cánh để tự vệ, tránh va đập, chấn thương. Chân chim bồ câu ngắn, gồm bón ngón, ba ngón trước, một ngón sau giúp chim đứng vững và có khả năng bám chặt vào cành cây. Cấu tạo hàm không có răng, mỏ sừng, cứng giúp chim thuận lợi trong việc xử lý con nồi cũng như rỉa lông, cánh vệ sinh cơ thể.

Bồ câu ăn chủ yếu là lương thực như đậu, lúa, gạo, ngô, cám gạo và uống nước sạch. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, chim bồ câu có chế độ ăn khác nhau. Chim bồ câu được nuôi nhốt thường được cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bổ sung khoáng chất và vitamin.

Chim bồ câu được nuôi để làm cảnh hoặc nuôi lấy thịt theo phương pháp công nghiệp. Thịt chim bồ câu mang hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành cháo. Về vai trò tinh thần, chim bồ câu là biểu tượng hòa bình, tượng trưng cho sự trong sáng, hòa thuận và niềm hi vọng. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của ái tình.

Trong khi nhiều loài bồ câu được nhân giống và hưởng lợi từ con người, một số loài khác đang bị đe dọa về số lượng hoặc thậm chí đã tuyệt chủng như bồ câu viễn khách và bồ câu dodo. Đứng trước nguy cơ này, con người cần quan tâm và áp dụng kĩ thuật bảo tồn để ngăn chặn sử tuyệt chủng. Pháp luật và các quy định cần được ban hành nhằm thắt chặt áp lực săn bắn. Việc thành lập các khu bảo tồn để ngăn ngừa mất môi trường là việc làm hữu ích để bảo vệ số lượng bồ câu trên thế giới.

Chim bồ câu gắn bó với đời sống tinh thần của con người, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Chúng ta nên sử dụng và khai thác một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạch phát triển dài lâu để đảm bảo số lượng và chất lượng sinh thái cân bằng, hài hòa với nhu cầu của con người.

-Hết-

Thuyết minh về con vật là dạng đề quen thuộc trong chương trình tập làm văn lớp 8,9, bên cạnh bài Thuyết minh về con chim bồ câu, các em có thể rèn luyện thêm qua một số đề sau: Thuyết minh về con ếch, Thuyết minh về con cá chép, Thuyết minh về đàn gà con quê em, Thuyết minh về con chó nhà em

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button