Đề bài: Thuyết minh về cây ngô
This post: Thuyết minh về cây ngô đạt điểm cao
Thuyết minh về cây ngô
I. Dàn ý Thuyết minh về cây ngô (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về cây ngôi
2. Thân bài
– Nguồn gốc:
+ Xuất hiện cách đây khoảng 60.000 năm tại Trung Mĩ
+ Ngô xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng thế kỉ XVI
– Đặc điểm của cây ngô/ bắp ngô:
+ Thân cây ngô có hình trụ nhỏ, thẳng, có nhiều đốt
+ Lá ngô to dài hình mũi mác
+ Rễ ngô thuộc loại rễ chùm, tròn nhỏ nhưng không bám quá sâu vào lòng đất
+ Bắp ngô dài từ 10-20 cm, trên một bắp ngô có rất nhiều hạt ngô…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Thuyết minh về cây ngô tại đây.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về cây ngô (Chuẩn)
Cây Ngô là loại cây lương thực được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, cây Ngô không chỉ phục vụ cho nhu cầu về lương thực trong nước mà còn là có tiềm năng kinh tế lớn, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp nước nước nhà.
Cây ngô xuất hiện từ rất lâu đời, theo nghiên cứu của nhà thực vật học người Nga Nikolai Vavilov, cây ngô xuất hiện cách đây 60. 000 tại Trung Mĩ, khu vực Mê-xi-cô và Pê-ru sau đó lan ra toàn châu Mĩ vào khoảng cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Theo tương truyền, cây ngô được trồng ở Việt Nam trong khoảng thế kỉ XVI, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sau một lần đi sứ ở Trung Quốc đã dùng mưu trí để đưa giống ngô từ Phương Bắc vào nước ta. Hạt ngô khi ấy còn được gọi với cái tên khác là hạt ngọc mễ (gạo ngọc).
Thân cây ngô có hình trụ nhỏ, thẳng, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau khoảng 15- 20cm. Chiều cao của một cây ngô trưởng thành khoảng từ 1-2 mét tùy giống cây. Lá ngô to dài hình mũi mác. Bên cạnh những chiếc lá dài mọc ra từ ngọn cây, cây ngô còn có những chiếc lá nhỏ hơn gọi là lá bi, loại lá này mọc đan xen cùng cuộn chặt lấy bắp ngô. Lá bi giúp bắp ngô phát triển, không bị côn trùng phá hoại. Rễ ngô thuộc loại rễ chùm, tròn nhỏ nhưng không bám quá sâu vào lòng đất nên mỗi khi thu hoạch ngô, người nông dân có thể dễ dàng nhổ bỏ.
Bắp ngô phát triển từ hoa ngô, những chiếc bắp ngô được bao bọc bởi những vòng lá bi. Bắp ngô dài từ 10-20 cm, trên một bắp ngô có rất nhiều hạt ngô, hạt ngô nhỏ mọc thành hàng đều tăm tắp. Tùy từng giống ngô mà màu sắc của bắp ngô khác nhau, giống ngô nếp có bắp màu trắng ngà, giống ngô ngọt có màu vàng tươi.
Hiện nay, nhờ đổi mới về công nghệ giống mà có rất nhiều loại ngô khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến ba loại sau: Ngô đồng- loại ngô có hạt cứng màu vàng đậm, giống ngô này thường được trồng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ngô nếp – loại ngô hạt dẻo màu trắng ngà, khi ăn có vị ngọt, dẻo đặc trưng và ngô ngọt- loại ngô đang rất được ưa chuộng hiện nay. Ngô ngọt có hạt màu vàng tươi, khi ăn có vị ngọt, giòn.
Bên cạnh gạo, lúa mì, ngô là thực phẩm quan trọng, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên có trong ngô rất có lợi cho sức khỏe. Ngày nay ngô không chỉ được dùng như một loại thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày mà còn phục vụ đắc lực cho ngành sản xuất. Ngô được dùng để chế biến các loại bánh, kẹo; nguyên liệu làm sữa, chè, nước giải khát. Ngô còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Không chỉ bắp ngô mà ngay cả thân cây ngô, lá ngô cũng có thể tận dụng để làm thức ăn cho gia súc.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng và canh tác ngô. Cây ngô cũng là loại cây dễ trồng, chỉ cần đảm bảo những điều kiện cơ bản như đất đai, tươi tiêu, vun trồng thì cây ngô sẽ cho năng suất cao.
Hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại thực phẩm giúp nâng cao đời sống và bữa ăn của con người. Tuy nhiên, cây ngô chưa từng mất đi vị trí của mình bởi hương vị dân dã và những công dụng thiết thực mình.
—————HẾT————–
Bên cạnh cây ngô, để mở rộng vốn hiểu biết về các loại cây quen thuộc trong đời sống đồng thời nâng cao kĩ năng viết bài thuyết minh, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về cây chuối, Thuyết minh về cây đa, Thuyết minh về cây tre, Thuyết minh về cây hoa đào.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)