Trong một thế giới luôn được kết nối nhờ sự bùng nổ của internet như hiện nay, chúng ta liên tục nhận được thông báo gửi đến trên điện thoại, máy tính hay thậm chí đồng hồ thông minh. Có rất nhiều loại thông báo khác nhau trên thiết bị điện tử ngày nay, nhưng một thuật ngữ mà chắc hẳn bạn đã từng nghe qua, đó là “thông báo đẩy” (push notification). Vậy thì thông báo đẩy là gì? Chúng có ý nghĩa thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Lược sử thông báo đẩy
Thông báo đẩy – thứ mà chúng ta thấy hàng ngày trên điện thoại thông minh – dường như bắt nguồn từ năm 2009. Đó là khi Apple bắt đầu phát hành dịch vụ thông báo đẩy cho các nhà phát triển iPhone.
This post: Thông báo đẩy (push notification) là gì?
Nghe có vẻ lạ nhưng việc làm thế nào nhận được thông báo từ một ứng dụng không chạy trong nền là một vấn đề lớn với hệ sinh thái smartphone thời đó. Nhưng sự xuất hiện của thông báo đẩy đã thay đổi tất cả. Người dùng iPhone có thể nhận được thông báo về bất cứ điều gì, từ bất cứ ứng dụng nào dù nó đang không chạy trong nền. Đây thực sự là một công nghệ mới lúc đó.
Thông báo đẩy trên iPhone đã trở thành vấn đề “hot” đến nỗi có cả một hệ sinh thái ứng dụng “ăn theo” tính năng này. Boxcar là một ứng dụng rất phổ biến thời bấy giờ, có nhiệm vụ nhận thông báo đẩy cho các ứng dụng chưa hỗ trợ. Người dùng smartphone ở “buổi sơ khai” lúc đó đã thực sự hào hứng với các thông báo xuất hiện trên điện thoại hoàn toàn tự động.
Android đương nhiên cũng không chậm chân trong công nghệ mới này. Google đã phát hành dịch vụ của riêng mình vào năm 2010, cung cấp thông báo đẩy cho các nhà phát triển Android. Và kể từ đó, thông báo đẩy đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi hệ sinh thái điện thoại/máy tính bảng. Hàng tỷ thông báo đang được gửi đến các thiết bị mỗi ngày.
Thông báo đẩy là gì?
Về cơ bản, bất cứ khi nào bạn nhận được thông báo từ một ứng dụng trên điện thoại của mình đó là thông báo đẩy.
Chẳng hạn, khi ai đó bình luận về một hình ảnh mà bạn đăng tải trên Facebook và màn hình điện thoại sáng lên để hiển thị cho bạn thông báo về điều đó, đây chính là thông báo đẩy. Hay khi bạn sắp có một sự kiện đã lên lịch và nhận được thông báo về sự kiện đó, đây cũng là thông báo đẩy.
Cách thức hoạt động của thông báo đẩy nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng trên thực tế có rất nhiều thứ đang diễn ra trong nền. Khi bạn cài đặt một ứng dụng, mã nhận dạng duy nhất của ứng dụng đó sẽ được đăng ký với dịch vụ thông báo đẩy của hệ điều hành. Nhà xuất bản ứng dụng cũng lưu trữ các chi tiết đăng ký.
Những mã số nhận dạng duy nhất này là yếu tố cho phép ứng dụng, thiết bị và hệ điều hành giao tiếp với nhau một cách an toàn. Ai đó bình luận về hình ảnh của bạn trên Facebook, thông tin này sẽ được gửi đến máy chủ, sau đó gửi đến ứng dụng trên điện thoại của bạn và hệ điều hành sẽ hiển thị lại dưới dạng thông báo đẩy.
Không chỉ có một loại thông báo đẩy duy nhất. Trên thực tế, cả Apple và Google đều hỗ trợ các dạng thông báo đẩy của riêng mình cho iOS và Android. Đây cũng là những loại thông báo đẩy phổ biến nhất mà bạn thấy ngày nay.
Thông báo đẩy ban đầu là cực kỳ cơ bản, chỉ hiển thị tên của ứng dụng và sau đó bạn sẽ chạm vào nó để mở ứng dụng. Nhưng theo thời gian, chúng đã được cải tiến để hiển thị thông tin chi tiết hơn, đồng thời cho phép người dùng tương tác trực tiếp trên ứng dụng. Chẳng hạn, bạn có thể đọc toàn bộ nội dung tin nhắn văn bản và thậm chí trả lời tin nhắn ngay trên thông báo đẩy. Hay bạn có thể lưu trữ email từ thông báo đẩy của Gmail mà không cần mở ứng dụng. Tất cả đã trở nên thân thiện và tiện dụng hơn nhiều.
Thông báo đẩy: iPhone và Android
Có một sự khác biệt khá lớn về cách iPhone (iOS) và Android xử lý thông báo đẩy. iOS là mô hình “chọn tham gia”, trong khi Android là mô hình “chọn không tham gia”.
Có nghĩa là khi bạn cài đặt một ứng dụng trên iPhone của mình, bạn sẽ được hỏi có muốn cho phép ứng dụng đó gửi thông báo đến thiết bị hay không. Trên Android, ứng dụng có thể gửi thông báo ngay từ đầu. Bạn chỉ có thể tắt chúng đi mà thôi.
Cách làm của Android có thể có lợi hơn cho các nhà phát triển ứng dụng, nhưng đôi khi sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu vì thông báo từ nhiều ứng dụng sẽ tự động hiện ra. Người dùng sẽ phải tắt chúng đi theo cách thủ công.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thông báo đẩy, hi vọng có thể giúp ích cho bạn!
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp