Thành cổ loa được xây dựng ở đâu?( Đôi nét lịch sử thành Cổ loa)
Hiện nay, thành Cổ Loa nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Vào năm 1962, thành Cổ Loa được đưa vào danh sách di sản văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Cổ Loa là một di tích lịch sử tồn tại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương (ở thế kỉ thứ III TCN) và của nước Đại Việt ta thời Ngô Quyền (thế kỷ X).
Đây là công trình được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
Thành cổ loa được xây dựng ở đâu?
Theo nguồn sử liệu, tư liệu khai quật khảo cổ học, người Việt Cổ tiên phong trong việc khai phá vùng đồng bằng để sinh sống đã dừng chân bên các dòng sông, trong đó có đôi bờ Hoàng Giang.
Họ đã tiến hành khơi sông, khơi ngòi, đào ao, lấp trũng, đắp đê sông, biển,…để chặn đứng quá trình thành tự nhiên của vùng châu thổ. Từ đó để lại những vùng trũng mà người dân ở Cổ Loa hiện nay thường gọi là dộc (khu đất thấp như ở 3 làng Quậy, phía đông bắc Cổ Loa).
This post: Thành cổ loa được xây dựng ở đâu
Quá trình chiếm lĩnh đồng bằng ở đất Cổ Loa của người Việt Cổ còn để lại ngày nay ở hệ thống các di chỉ khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Những cư đến khai phá vùng đất Cổ Loa đâu tiên đã định cư trên các bãi Đồng Vông, Bãi Mèn, Tiên Hội, Xuân Kiều.
Bước qua giai đoạn Đông Sơn, địa bàn cư trú được mở rộng ở cả nội và ngoại thành Cổ Loa. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bằng chứng như chiếc Trống đồng Cổ Loa I (ở Mã Tre), gốm Cổ Loa, mũi tên 3 cạnh, (ở Đền Thượng).
Đây được xem là di tích đầu tiên, gắn trực tiếp với việc An Dương Vương lập nước Âu Lạc, đóng đô và đắp thành ở khu vực Cổ Loa. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn phát hiện nhiều di tích như Đường Mây, Cầu Vực, Đình Tràng là các làng cổ Đông Sơn.
Thành Cổ Loa đã được xây dựng ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (địa danh hiện tại) và tồn tại cho đến ngày nay.
Đôi nét về lịch sử thành Cổ loa
Nhắc đến thành cổ Cổ Loa, hẵn trong chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến truyền thuyết về vua An Dương Vương được thần Kim Quy về bày cho cách xây dựng thành, chiếc nỏ thần được làm từ móng rùa, chuyện tình bi thương của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện tâm linh ấy, thế hệ con cháu mai sau còn được khám phá rất nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của thành Cổ Loa.
Thời vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa để làm kinh đô nhà nước Âu Lạc. Người dân nước Việt đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xây dựng thành Cổ Loa dưới sự chỉ đạo của vua.
Sở dĩ có tên là thành Cổ Loa là vì do kiến trúc của thành. Tương truyền, thành Cổ Loa khi xâ dựng gồm có 9 vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu tích còn lại thì các nhà khoa học chỉ thấy có 3 vòng, trong đó, vòng nội rất có thể được xây dựng về sau dưới thời Ngô Quyền.
Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu thì khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó với chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, và diện tích trung tâm lên tới 2km².
Tuy giai đoạn trị vì của An Dương Vương chỉ tồn tại khoảng 30-50 năm, nhưng đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình của dân tộc Việt cổ. Địa hình sinh sống và canh tác chuyển từ vùng núi trập trùng sang đồng bằng bằng phẳng với nhiều ngành nghề khác nhau như trồng lúa, thủ công nghiệp, đánh bắt cám,… Không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế, mà nền văn hóa Đông Sơn cũng phát triển rất rực rỡ trong giai đoạn này.
Dưới thời Ngô Quyền, nước ta đổi tên thành Đại Việt và Ngô Quyền cho đóng đô ở thành Cổ Loa. Nhà vua đã cho tiến hành nhiều cải cách khác nhau, trong đó có tu sửa lại thành Cổ Loa làm trung tâm về quân sự, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Trong 6 năm trị vì, Ngô Quyền đã cho tu sửa và xây dựng thêm trên cơ sở tòa thành cũ của An Dương Vương – theo nghiên cứu của các chuyên gia. Thành lúc này được chia thành 3 vòng chính là thành nội, thành trung và thành ngoại.
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp hài hòa giữa sông, hào và tường thành không có sự thống nhất với nhau đã tạo nên một thành Cổ Loa giống như một “mê cung”.
Đây được xem là khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công, vừa rất tốt cho phòng thủ.Tại đây, thuyền bè có thể đi lại dễ dàng trên ba vòng hào, tỏa đi khắp nơi và đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng. Theo truyền thuyết,Thục Phán An Dương Vương thường sử dụng thuyền đi khắp các hào, rồi ra sông Hồng.
Hiện nay, thành Cổ Loa được xếp hạng là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Ngày 27/9/2012, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Trong những năm gần đây, thành Cổ Loa bắt đầu khoác lên mình một diện mạo mới hơn.
Chính quyền đã xúc tiến thực hiện các dự án quy hoạch, tu sửa thành Cổ Loa phát triển thêm. Một số dự án tu bổ có sự tôn trọng trong thành Cổ Loa có thể kể đến như Am Mỵ Châu,đình-chùa Mạch Tràng, Giếng Ngọc, khảo cổ học Mắt Rồng, đình Ngự triều di quy, đền An Dương Vương, khảo cổ học Mắt Rồng, Bãi Mèn, Đồng Vông,…Bên cạnh đó, một số công trình giao thông đã được hoàn thành như cầu qua sông Hoàng, bãi để xe, đường vào cửa Tây,…
Theo Bình An
Việt nam có bao nhiêu tỉnh thành? Việt nam có bao nhiêu tỉnh thành tưởng chừng là câu hỏi rất
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp