Giáo dục

Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Một trong những đức tính tốt đẹp của Hồ Chủ tích là giản dị. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Hôm nay, Mầm Non Ánh Dương sẽ cung cấp đến bạn đọc tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng, cùng với nội dung của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

This post: Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Nghe đọc tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ:

Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn… Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

[…] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

I. Đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng

– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

– Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Năm 1925, ông tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

– Phạm Văn Đồng từng là Thủ tướng Chính phủ, là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Ông có nhiều công trình nghiên cứu, bài nói và bài viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh nhân văn hóa của dân tộc.

– Những tác phẩm của ông thu hút người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng hấp dẫn.

II. Giới thiệu về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

1. Xuất xứ

Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
  • Phần 2. Còn lại. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

3. Tóm tắt

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có lối sống giản dị và khiêm tốn. Điều đó được thể hiện từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà. Trong công việc, việc gì có thể tự làm Bác đều tự làm được và không cần người giúp. Đời sống giản dị vật chất phù hợp với đời sống giản dị trong tâm hồn. Không chỉ vậy, Bác còn giản dị trong lời nói và bài viết.

4. Nội dung

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

5. Nghệ thuật

Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng phong phục…

Xem thêm Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Một trong những đức tính tốt đẹp của Hồ Chủ tích là giản dị. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Hôm nay, Mầm Non Ánh Dương sẽ cung cấp đến bạn đọc tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng, cùng với nội dung của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

This post: Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Nghe đọc tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ:

Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn… Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

[…] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

I. Đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng

– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

– Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Năm 1925, ông tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

– Phạm Văn Đồng từng là Thủ tướng Chính phủ, là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Ông có nhiều công trình nghiên cứu, bài nói và bài viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh nhân văn hóa của dân tộc.

– Những tác phẩm của ông thu hút người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng hấp dẫn.

II. Giới thiệu về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

1. Xuất xứ

Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
  • Phần 2. Còn lại. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

3. Tóm tắt

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có lối sống giản dị và khiêm tốn. Điều đó được thể hiện từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà. Trong công việc, việc gì có thể tự làm Bác đều tự làm được và không cần người giúp. Đời sống giản dị vật chất phù hợp với đời sống giản dị trong tâm hồn. Không chỉ vậy, Bác còn giản dị trong lời nói và bài viết.

4. Nội dung

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

5. Nghệ thuật

Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng phong phục…

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button