Giáo dục

Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

suy nghi ve than phan thuy kieu trong doan trich ma giam sinh mua kieu cua nguyen du

This post: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du

I. Dàn ý Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (Chuẩn)
 

1. Mở bài

Giới thiệu về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

2. Thân bài

– Để cứu cha và em trai Kiều đã bán mình, làm tròn chữ Hiếu, đoạn trích kể về cuộc “mua bán” giữa Mã Giám Sinh và bà mối.
– Bản chất của một tên buôn người được bộc lộ thông qua hành động thô lỗ và những lời ngã giá sành sỏi của một “con buôn”:
+ Ăn nói cộc lốc
+ Hành động sỗ sàng, bất lịch sự như một kẻ vô học
+ Trang phục không phù hợp với độ tuổi
+ Bộc lộ bản chất con buôn qua cách mặc cả, trả giá

– Tâm trạng của Kiều :
+ Tủi nhục, xót thương cho chính mình
+ Chân bước đi mà lòng trĩu nặng, một bước tuôn bao nhiêu hàng lệ
+ Im lặng không nói một lời, lặng lẽ bước đi, đắng cay tận tâm can
+ Hành động trong vô thức, buồn bã, nét buồn bao trùm lấy gương mặt khuê các, bao trùm lấy cơ thể gầy guộc đi vì những lắng lo, khổ sở.
 

3. Kết bài

Những lời thơ cất lên như tiếng kêu than trách của một kiếp người, tiếng khóc van, thảm thiết làm ơn hãy cứu lấy con người trước những mưu mô của tội ác, gian manh.
 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du (Chuẩn)

Truyện Kiều là một kiệt tác xuất sắc của nền văn học nước nhà, nó trở thành linh hồn cao đẹp của văn học Việt Nam, là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc. Cuộc đời và thân phận của Thúy Kiều trong tác phẩm thật đáng thương biết bao, người con gái trẻ trung, tài sắc ấy phải chịu biết bao nỗi bi kịch, bao phen sóng gió giữa cuộc đời đầy ô trọc. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là trích đoạn mở đầu cho phần 2 Gia biến và lưu lạc, Kiều từ một tiểu thư đài các, sống cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” bị cuốn vào những biến cố khắc nghiệt của cuộc đời. Cũng qua đoạn trích này, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện đầy tinh tế và sâu sắc tâm trạng đau khổ cùng nỗi bất an của nàng Kiều.

Cuộc sống gia đình vốn đang an ổn thì không hay lại gặp nạn bất ngờ, bị thằng tơ vu oan, cha và em trai Thúy Kiều bị bắt giam trong ngục, để được thả ra cần có một khoản tiền lớn để đút lót cho bọn quan lại, cường hào. Đấng sinh thành và em trai đang bị bọn sai nha hống hách bắt bớ, là phận làm chị cả, Kiều đâu thể dửng dưng. Thực hiện trách nhiệm của người làm con, làm trọn chữ hiếu không còn cách nào khác, Kiều đành bán mình cứu cha. Đoạn trích này nói về việc tên buôn người họ Mã đến mua Kiều, hắn cùng lũ tôi tới đến trong bộ dạng vừa nực cười vừa hống hách.

“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn dành
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

Kẻ viễn khách chẳng rõ tên tuổi, nơi ăn chốn ở đến, cách ăn nói thì cộc lốc, thiếu lễ độ, chẳng biết cả phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp là thưa, chào khi giao tiếp với người khác. Cách trả lời thiếu cụ thể, chi tiết về quê quán, gia đình,…cũng khiến người khác không khỏi không nghi ngờ về hắn. Tự xưng là thư sinh trường Quốc Tử Giám nhưng qua ngôn ngữ, lời nói của hắn thì không thấy được điều đó, phải chăng đó chỉ là vỏ bọc của một kẻ “giả danh tri thức” để làm điều bất chính, bất lương.

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”

Dù tuổi đã ngoài bốn mươi, độ tuổi của người đã từng trải, trưởng thành và chín chắn, vậy mà cái vẻ bề ngoài, trên bộ trang phục hết sức bóng bẩy của hắn lại khiến ta không khỏi bật cười. Nhẵn nhụi, tỉa tót mày râu, áo quần thì trưng diện bảnh bao đến khó hiểu. Cách ăn mặc ấy, vẻ chăm chút sắc diện ấy không phù hợp với một người đã “ngoại tứ tuần” khiến cho hình ảnh của Mã Giám Sinh trở nên kệch cỡm, lố bịch. Kiểu cách khác người của chàng Mã còn được thể hiện qua những hành động sỗ sàng , bất lịch sự, thiếu tế nhị:

” Trước thầy sau tớ lao xao
….
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”

Đặc biệt, khiến ta kinh tởm hơn rất nhiều là những lời hoa mỹ hắn dùng để ngỏ lời mùa Kiều:

“Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Kiểu cách trang trọng là thế, ấy vậy mà rồi cái bản chất ranh ma, xảo quyệt của kẻ buôn người cũng bộc lộ rõ, hắn cò kè một, hai đồng với cả giá trị của một con người, với hắn, Kiều chính là thứ hàng hóa để trao đổi, mua bán. Bản chất con buôn thật sành sỏi, hắn biết cách lọc lừa, ngã giá để không chịu phần thiệt về mình, hắn cò kè để mong mua được Kiều với giá rẻ mạt nhất có thể. Là người ngoài cuộc, nhưng khi đọc đến những dòng này ta không khỏi không khỏi xót xa cho nàng Kiều, bất bình trước hành động của kẻ tàn nhẫn, đê tiện kia. Với người ngoài cuộc đã vậy, với một người con gái tài sắc, thông minh như Kiều chẳng phải sẽ thấm thía đến tận cùng sự kinh bạc, nỗi ề chề này sao. Nàng Kiều đã đã đau khổ bội phần bởi tình yêu lỡ dỡ, bởi phải xa cách mẹ cha, nay đứng trước sóng gió cuộc đời, nàng đau khổ nhưng vẫn đành phó mặc bản thân cho số phận, bởi với một “món hàng” như nàng thì đâu có quyền lựa chọn. Nàng im lặng không nói một lời, lặng lẽ bước đi, nước mắt tuôn thành dòng, đắng cay tận tâm can:

” Ngại ngùng giợn gió e sương
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

Chân bước đi mà lòng không đặng, trĩu nặng những nỗi đớn đau. Người con gái xưa kia phong lưu, hồng trần, tường đông ong bướm có đi về cũng mặc kệ chẳng để tâm, vậy mà giờ đây phải chịu đoạ đầy, trở thành món hàng phụ thuộc bởi kẻ khác, bị chà đạp đến rẻ rúng như vậy làm sao không ngại ngùng, không khổ sở được đây:

“Ngại ngùng dợn gió, e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”

Chúng ép nàng đánh đàn, ca múa, chúng đắn đo, cân nhắc để rồi mặc cả, trả giá cho sự hoàn hảo của nàng. Những hành động vô thức, buồn bã của Kiều khiến ta không khỏi nhói lòng, xót thương. Kiều đã phải chịu đựng bao nỗi tủi nhục, hổ thẹn, đau buồn và đắng cay, điệu buồn hiện lên cả trên nét mặt, bao trùm lấy dáng hình gầy thương của Kiều.

Đọc “Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta xót xa biết bao khi nhân phẩm con người bị chà đạp, giá trị còn người được đo bằng tiền bạc, vật chất rẻ rúng. Càng xót xa ta càng căm phẫn một xã hội bị tiền bạc chi phối, vì đồng tiền mà chẳng từ thủ đoạn, bất nhân. Những lời thơ cất lên như tiếng kêu than trách của một kiếp người, tiếng khóc van, thảm thiết làm ơn hãy cứu lấy con người trước những mưu mô của tội ác, gian manh.

——————-HẾT——————-

Trên đây là nội dung bài Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du, để có thêm những kiến thức, hiểu biết về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 9 cùng chủ đề khác như: Bình giảng về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, Phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, Phân tích Mã Giám Sinh mua Kiều, Kể lại bằng lời văn của mình nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button