Giáo dục

Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá,…

Đề bài: Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá,…

suy nghi ve cau ngan ngu dung xin nguoi khac con ca

This post: Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá,…

Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá,…

 

I. Dàn ý Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá

1. Mở bài

Giới thiệu câu nói và khẳng định tính đúng đắn của câu nói đó.

2. Thân bài

– Giải thích:
+ “cá” ở đây được hiểu là kinh tế, là miếng ăn, là giá trị vật chất ta cần để duy trì cuộc sống.
+ “Cần câu” công cụ để câu cá, ẩn dụ cho cách làm thế nào để có thể tự thân vận động sản xuất ra của cải, vật chất phục vụ cá nhân.
=> Câu nói muốn đề ra bài học triết lý về tư tưởng sống độc lập, cầu tiến, không dựa dẫm, kí sinh.

– Chứng minh:
+ Học cách làm cần câu khiến bản thân trở thành người độc lập, tự chủ, có thể tự sống bằng năng lực của chính mình…(Còn tiếp)

 
>> Xem chi tiết Dàn ý Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá tại đây
 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá

Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cá nhân mỗi người ngày ngày không ngừng chạy đua, phấn đấu để bắt kịp với thời đại. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần tự lực cánh sinh, sống độc lập là chìa khóa dẫn đến thành công, tránh không bị tụt hậu, đào thải. “Đừng xin người khác con cá, hãy học cách làm cần câu” là một quan điểm đúng đắn, thể hiện tinh thần cầu tiến, có trách nhiệm với bản thân và tư tưởng độc lập tự chủ. Quan điểm này luôn đúng đắn trong mọi thời đại, nhất là trong thế giới tân tiến như hiện nay.

Câu nói đưa ra một bài học về cách sống, cách lao động và tạo ra của cải vật chất. “Cá” ở đây là thức ăn, là hình ảnh ẩn dụ của kinh tế, là miếng cơm manh áo, là giá trị vật chất ta cần để duy trì cuộc sống. “Cần câu”, công cụ để câu cá, ẩn dụ cho cách làm thế nào để có thể tự thân vận động sản xuất ra của cải, vật chất phục vụ nhu cầu cá nhân. Bài học triết lý về tư tưởng sống độc lập, không dựa dẫm vào người khác, xa lánh thói sống kí sinh, ăn bám, thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi và trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân. Xét trên thực tế cuộc sống hiện nay, đây là một quan điểm không chỉ đúng, đủ mà còn thức thời, phù hợp với tiến triển toàn cầu và đồng thời đưa ra lời cảnh tỉnh một số bộ phận vẫn còn có tư duy ỷ lại người khác.

Học cách làm cần câu hay tự bản thân tìm kiếm, tìm tòi, học hỏi những phương thức để tự tạo ra của cải thay vì ngồi ăn sẵn khiến bản thân trở thành người độc lập, tự chủ, có thể tự sống bằng năng lực của chính mình. Ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên, chúng ta đều có thể tự tìm kiếm những cơ hội đi làm thêm ngoài giờ học nhằm tìm kiếm thêm kinh nghiệm phục vụ cho công việc, đồng thời có thêm một khoản thu nhập ổn định để tự trang trải nhu cầu cá nhân thay vì hoàn toàn dựa dẫm, phụ thuộc vào bố mẹ. Khi trưởng thành, trong quá trình làm việc, thay vì yên phận với cuộc sống an nhàn, làm công ăn lương, ta hoàn toàn có thể học hỏi, quan sát cách người chủ quản lý và vận hành công ty, áp dụng vào công việc nhằm tăng hiệu quả, tăng năng suất lao động, tích lũy kinh nghiệm sống để có thể tự lực thành lập và duy trì doanh nghiệp cá nhân. Việc “xin người khác con cá” có thể giúp ta sống qua bữa một cách tạm bợ, chỉ đủ ăn, đủ sống, nhưng nếu học được “cách làm cần câu”, không chỉ có thể chủ động kiếm thức ăn cho cá nhân, mà đó còn là cơ hội để ta có thể làm chủ, cung cấp “cá” cho những người làm công dưới quyền của mình. Hơn thế nữa, ngày hôm nay ta có thể xin họ được con cá, nhưng ngày mai, ngày kia và những ngày sau đó, liệu có còn ai dung túng, có còn ai bố thí hay không? Đó là lý do vì sao, chúng ta cần “học” thay vì “xin”, cần trang bị kiến thức cho bản thân thay vi phụ thuộc, xin xỏ người khác.

Tự học cách “làm cần câu” khiến ta có cơ hội tự mở rộng kiến thức, kĩ năng, cải tạo những sai sót cá nhân để trở thành người hoàn thiện. Trong quá trình học hỏi và tìm kiếm, ắt hẳn sẽ có những sai sót và thất bại, đó là thách thức nhưng đồng thời là cơ hội, tạo tiền đề cho chúng ta đúc rút được kinh nghiệm quý báu, là hành trang vững bước vào tương lai. Kĩ năng và trải nghiệm là những điều không ai có thể cho, mà chính mình phải trải qua, phải cố gắng, phải lăn xả thì mới có thể tích lũy. Người học cách làm cần câu thường là người cầu tiến, mang tinh thần phấn đấu cao, không dễ bị khuất phục. Đối mặt với sóng gió, bão tố trong quá trình “ra khơi đánh cá”, bản thân được tôi rèn để có thể vững bước trước mọi gian nan, khó khăn trong cuộc đời. Khi ấy, giá trị của chúng ta cũng được nâng tầm, được tôn trọng và quý mến, được coi là một người lao động chân chính và sống bằng chính hai bàn tay mình.

Biết được những khó khăn, vất vả trong quá trình học tập, rèn luyện để tạo ra của cải vật chất, bản thân chúng ta càng biết quý trọng những gì mình đang có. Một cô tiểu thư sống trong nhung lụa, cả đời không bao giờ phải động tay động chân làm việc nhưng vẫn có tiền mua sắm, chơi bời sẽ không hiểu được những giọt mồ hôi nước mắt, không trân trọng những điều mình may mắn được hưởng thụ. Hơn nữa, khi tự lực bản thân có thể chi trả cho những nhu cầu và sở thích cá nhân, chúng ta cũng cảm thấy thoải mái hơn, tận hưởng thành quả của mình một cách trọn vẹn. Chiếc xe sang trọng được mua bằng tiền của cha mẹ sẽ không thể đáng quý bằng một chiếc xe tích cóp bằng sức lao động, bằng những năm tháng nhọc nhằn, vất vả chịu khó. Đó là cách xã hội vận hành, càng làm nhiều, càng tự lực, bản thân càng trở nên có giá trị và chúng ta cũng thấu hiểu được giá trị của cuộc đời.

Trong thực tế đời sống, rất nhiều những thành phần sống ăn bám, dựa dẫm vào kẻ khác, tư tưởng kí sinh, lười biếng, Giới trẻ bấu víu vào bố mẹ, lấy lý do học hành vất vả để ngửa tay xin từng đồng lẻ từ gia đình. Dựa vào gia cảnh giàu có mà tiêu tiền không tiếc tay, không chịu học hành, chỉ ăn chơi, đua đòi, sớm hay muôn tài sản cũng tiêu tán. Cậy chức quyền là con ông cháu cha, sống bám vào danh phận mà bên trong bản thân ngu dốt, rỗng tuếch. Vì một miếng ăn mà sẵn sàng giết người, cướp của,… Những thành phần này tồn tại rất nhiều trong cuộc đời, rất khó để loại bỏ vì đã trở thành một tệ nạn được dung túng, che lấp. Bản thân chúng ta cần xa lánh và hạn chế tiếp xúc để tránh nhiễm thói hư tật xấu, đề cao tư tưởng lao động là vinh quang, không ngừng cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực. Có như vậy, ta mới xứng đáng trở thành một công dân toàn cầu, tự đứng vững trên hai chân và đủ kĩ năng vươn tới ước mơ phía trước.

Bài học mang giá trị to lớn trong mọi thời đại, khuyên răn con người định hình tư tưởng sống lành mạnh, hữu ích, tự lực lao động để phục vụ cá nhân, xa lánh lối sống ỷ lại, sống như kí sinh trùng chỉ có thể bám víu vào người khác. Xã hội khắc nghiệt và quay cuồng không cho phép chúng ta lười biếng, “sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao”.

———————-HẾT————————-

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cùng các em học sinh bài Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: Đừng xin người khác con cá… để em dễ dàng hơn trong việc hoàn thành bài viết này. Em cũng có thể tham khảo thêm một số bài mẫu khác đã được chọn lọc trong Những bài văn hay lớp 10 như: Nghị luận về lòng yêu thương con người trong xã hội ngày nay; Suy nghĩ về nhận định: Biết và hiểu là cần để làm theo…; Dàn ý Suy nghĩ về câu nói: “Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay; Suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn;  Suy nghĩ về nhận định: Hạnh phúc ở trong những điều giản dị… 

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button