Giáo dục

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê do Học Tốt biên soạn giúp các em dễ dàng nắm bắt được nội dung, nghệ thuật của bài thơ trong quá trình tự tìm hiểu tại nhà. Qua đó hiểu và cảm thông hơn nỗi lòng của người thiếu phụ có chồng ra trận.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

This post: Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Cùng tham khảo…

Hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê ngắn gọn nhất

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài đọc thêm Nỗi oán của người phòng khuê ngắn gọn trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Câu 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời:

Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:

– Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.

– Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm.

=> Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

Trả lời:

Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là màu li biệt. Vì thế khi thấy màu dương liễu, tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay: từ vô tư nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi kiếm tước hầu; từ hối hận nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa. Khuê phụ đến giờ mới hiểu hết giá trị của chia li và sự phi lí của chiến tranh.

Câu 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?

Trả lời:

Bài Khuê oán tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường qua nỗi đau, sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảnh u ám, buồn bã trước mắt:

– Chiến tranh phi nghĩa tạo ra sự chia ly, chôn vùi hạnh phúc, tuổi trẻ của con người

– Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống

→ Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

Câu 4 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Học thuộc bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ).

Hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê

Gợi ý trả lời các câu hỏi đọc hiểu soạn bài đọc thêm Nỗi oán của người phòng khuê trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời:

– Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ. Với chỉ bốn câu và vẻn vẹn trong 28 chữ, Vương Xương Linh vẫn thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

– Tâm trạng ấy từ “bất tri sầu” (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận). Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng ấy là ở câu: Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ. Nó cũng lại là màu của sự biệt li. Nhìn về mình, cô gái thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phụ thì mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Bài 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

Trả lời:

Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu vì:

– Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là “màu li biệt” → khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầu; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

– Ngay lúc này đây, nàng nhìn nhận sự thật một cách sâu sắc về cuộc đời của bản thân nàng và người chinh phu. Nàng nhận thức rõ cái giá của chiến tranh một cách cay đắng và nàng đau xót, hối hận vì đã để chồng đi tòng quân.

Bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?

Trả lời:

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì thông qua bài thơ ta có thể nhận thấy và hiểu một cách sâu sắc rằng:

– Bài thơ không trực tiếp nói đến nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh. Đọc bài thơ, ta cảm nhận sâu sắc về những điều mà chiến tranh mang lại cho cuộc sống bấy giờ.

– Chiến tranh đang”ăn mòn” cuộc sống con người, đẩy con người đi đến hồ nghi, thất vọng và tuyệt vọng.

– Chiến tranh không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở.

– Và chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,…

→ Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

Bài 4 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Học thuộc bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê – Khuê oán (phần phiên âm và dịch thơ).

>>> Đọc thêm: Phân tích tác phẩm Nỗi oán của người phòng khuê

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩmKhuê oán

1. Tác giả Vương Xương Linh

– Vương Xương Linh (698 ? – 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, tĩnh Thiểm Tây, Trung Quốc

– Ông nổi tiếng rất sớm về tài văn chương, tuy đỗ tiến sĩ nhưng chỉ được giữ những chức quan nhỏ và bị biếm trích rất nhiều lần. Trong loạn An – Sử, ông lánh nạn ở vùng Giang, Hoài, bị tên thứ sử Lư Khâu Hiểu giết hại.

– Vương Xương linh là nhà thơ kiệt xuất thời Thịnh Đường, thơ ông thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hơm của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng…

– Phong cách thơ ông rất trong trẻo, tinh tế, thanh tân, vừa giàu tính hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình, phản ánh những vấn đề lớn của thời đại như chiến tranh, đau thương, mất mát… Đặc biệt, ông thường đi sâu phân tích và thể hiện tâm lí, tình cảm của nhiều loại người như tầng lớp trí thức, tướng sĩ, binh lính, những thiếu phục có chồng ngoài mặt trận…

2. Tác phẩm Khuê oán

– Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Bố cục bài thơ:

+ Hai câu thơ đầu: Sự vô tư của người chinh phụ

+ Hai câu thơ sau: Nỗi niềm của người chinh phụ

– Nội dung chủ đề bài thơ: Mượn tâm trạng của một khuê phụ trẻ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người.

Tổng kết

  • Nỗi oán của người phòng khuê thể hiện những chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng tòng quân. Khi nhận ra những giá trị của cuộc sống cũng như cái giá phải trả cho chiến tranh, cô đau xót, hối hận và oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
  • Bài thơ có cấu tứ đặc biệt, hình ảnh thơ độc đáo, cách lựa chọn từ ngữ tinh tế, được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của dân chúng thời Thịnh Đường.

// Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết soạn văn 10 bài Nỗi oán của người phòng khuê do Học Tốt tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Xương Linh) và trả lời câu hỏi đọc hiểu tác phẩm trang 161 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button