Số tự nhiên là một trong những khái niệm cơ bản trong toán học. Trong bài viết dưới đây, Mầm Non Ánh Dương sẽ giới thiệu với các bạn khái niệm về số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên, tính chất và các phép toán của số tự nhiên, mời các bạn tham khảo.
Số tự nhiên là gì?
Số tự nhiên là tập hợp những số lớn hơn hoặc bằng 0.
This post: Số tự nhiên là gì? Tập hợp N và N* khác nhau như thế nào?
Tập hợp số tự nhiên được ký hiệu là N.
Ví dụ: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 là số tự nhiên, vì vậy ký hiệu tập hợp của nó sẽ là: N = {0;1;2;3;4;5;…}.
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*, N* = {1; 2; 3;…}
Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không tồn tại số tự nhiên lớn nhất.
Biểu diễn tia
Các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số. Mỗi số được biểu diễn bởi một điểm. Điểm biểu diễn số tự nhiên a được gọi là điểm a.
Hình vẽ dưới đây biểu diễn dãy số tự nhiên theo hình tia.
Những tính chất của số tự nhiên
- Dãy số tự nhiên liên tiếp sẽ có tính tăng dần, hai số liên tiếp sẽ có một số nhỏ và một số lớn hơn.
- Mỗi số tự nhiên chỉ có một số liền sau duy nhất. Ví dụ số liền sau của 3 là số 4.
- Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a a. Nếu a
- Trong hình tia, chiều mũi tên sẽ đi từ trái sang phải. Các điểm trên tia phải có tính tăng dần.
- Mỗi số tự nhiên có một số liền trước duy nhất, trừ số 0 vì số 0 là bé nhất.
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không tồn tai số lớn nhất.
- Tổng số phần tử của tập hợp các số tự nhiên là vô số.
Các phép toán trên tập hợp số tự nhiên
1. Phép cộng và phép nhân số tự nhiên
a) Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân
a + b = b + a
a.b = b.a
b) Tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân
(a + b) + c = a + (b + c)
(a.b).c = a.(b.c)
c) Cộng với số 0:
a + 0 = 0 + a = a
d) Nhân với số 1:
a.1 = 1.a = a
e) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:
a.(b + c) = a.b + a.c và ngược lại: a.b + a.c = a.(b + c).
2. Phép trừ số tự nhiên
a) Điều kiện để thực hiện phép trừ: Số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ
b) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ:
a.(b – c) = a.b – a.c
3. Phép chia số tự nhiên
a) Điều kiện để a chia hết cho b là có số tự nhiên q sao cho: a = b.q
b) Phép chia có dư: Chia số a cho số b 0 ta có: a = b.q + r, trong đó r là số dư thỏa mãn
điều kiện: 0 r
(Trong đó: a là số bị chia, b là số chia, q thương, r số dư).
4. Phép tính n giai thừa số tự nhiên
a) Kí hiệu: n! = 1.2.3 …..n.
Ví dụ: 5! = 1.2.3.4.5 = 120.
4! = 1.2.3.4 = 24.
6! = 1.2.3.4.5.6 = 720.
Các trường hợp đặc biệt: 0! = 1, 1! = 1; 2! = 1.2 = 2
Bài tập về số tự nhiên
Bài 1: Tính nhanh:
a) (1999 + 313) – 1999
= 1999 + 313 – 1999 = 313
b) 2034 – (34 + 1560)
= 2034 – 34 – 1560
= 2000 – 1560
= 440.
Vận dụng T/c: a – (b + c) = a – b – c
c) (1435 + 213) – 13
= 1435 + 213 – 13
= 1435 + 200
= 1635.
d) 1972 – (368 + 972)
= 1972 – 368 – 972
= 1000 – 368
= 632.
e) 12.25 + 29.25 + 59.25
= 25.(12 + 29 + 59)
= 25.(11 + 1 + 29 + 59)
= 25.(40 + 60)
= 25.100
= 2500
Vận dụng T/c: a.b + a.c + a.d = a.(b + c + d).
f) 39.(250 + 87) + 64.(240 + 97)
= 39.337 + 64.337
= 337.(39 + 64)
= 337.103.
g) 28.(231 + 69) + 72.(231 + 69)
= 28.300 + 72.300
= 300.(28 + 72)
= 300.100
= 30000.
h) 79.101
= 79.(100 + 1)
= 79.100 + 79.1
= 7900 + 79
= 7979.
i) (1200 + 60) : 12
= 1200 : 12 + 60 : 12
= 100 + 5
= 105
Bài 2: So sánh:
a) 2011.2013 và 2012.2012
Giải:
Ta có:
2011.(2012 + 1) = 2011.2012 + 2011
2012.(2011 + 1) = 2012.2011 + 2012
Vì 2011
=> 2011.2013
b) 2002.2002 và 2000.2004
Giải:
Ta có:
2000.2004 = 2000.(2002 + 2) = 2000.2002 + 2.2000
2002.2002 = 2002.(2000 + 2) = 2002.2000 + 2.2002
Vì 2.2000
=> 2000.2004
Ngoài số tự nhiên ở trên, trong toán học còn nhiều số khác, mời các bạn tham khảo như số chính phương, số vô tỉ, số hữu tỉ, số nguyên tố…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục