Giáo dục

So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh

Cùng Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu so sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, Bài tập ôn luyện biện pháp tu từ so sánh,…

Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

This post: So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh

Ví dụ biện pháp tu từ so sánh

Dưới đây là ví dụ về so sánh :

Mầm Non Ánh Dương sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Phép so sánh là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ và bài tập áp dụng

Ví dụ so sánh trong thơ ca, và ví dụ về câu so sánh trong tiếng việt

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo –  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (Thu điếu – Nguyễn Khuyến).

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ (Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh).

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Các kiểu so sánh trong Tiếng Việt

Biện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Các phép so sánh thường dùng

Nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc làm bài tập, Mầm Non Ánh Dương sẽ giới thiệu với các bạn về các kiểu so sánh thường gặp trong chương trình ngữ văn 6.

So sánh sự vật này với sự vật khác

Đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.

Ví dụ:

– Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

– Màn đêm tối đen như mực.

So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại

Đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng để làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ:

– Trẻ em như búp trên cành.

– Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

So sánh âm thanh với âm thanh

Đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.

Ví dụ:

– Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

– Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.

So sánh hoạt động với các hoạt động khác

Đây cũng là cách so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.

Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Tác dụng phép tu từ so sánh

Dưới đây là tác dụng của biện pháp so sánh :

  • Ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh : Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
  • Hiệu quả của biện pháp so sánh : Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.

Cấu tạo và chức năng của phép so sánh

Cấu tạo của phép so sánh

Một phép so sánh thông thường sẽ có cấu tạo là:

– Vế A: tên của sự vật, sự việc, con người được so sánh

– Vế B: tên của sự vật, sự việc, con người được sử dụng để so sánh với vế A

– Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

– Từ so sánh

Ví dụ: 

 Mặt đỏ như gấc. Vế A là “mặt”, từ so sánh là “như”, từ chỉ phương diện so sánh là “đỏ”, vế B là “gấc”

Tuy nhiên vẫn có một số phép so sánh với cấu tạo không đầy đủ hoặc không tuân theo quy tắc trên. Cụ thể có các trường hợp sau:

– Từ so sánh và phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ :”Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”.

– Từ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ, ví dụ: “Anh em như thể tay chân”. Trong câu ca dao này, vế A là “anh em”, từ ngữ so sánh là “như thể”, còn vế B là “tay chân”. Còn từ chỉ phương diện so sánh không được nêu rõ.

– Đảo từ so sánh và vế B lên đầu, ví dụ :” Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng/ Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền”

Chức năng của phép so sánh

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh

Các em cần lưu ý giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường.

  • So sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt nhận thức, thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn hoa cúc.

  • So sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm.

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Luyện tập biện pháp tu từ so sánh

Câu 1.

Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :

“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.

(Đoàn Giỏi)

Đáp án:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Câu 2. 

Trong câu ca dao :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ?

b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.

c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.

Đáp án:

a) Từ “bổi hổi, bồi hồi” là từ láy toàn bộ

b)  Lo lắng, không yên, nhớ mong một người nào đó.

c) Cái hay của phép so sánh đem lại: Vật với vật nhằm tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ thương, như 2 vật gắn liền không thể tách rời như lửa với than -> Thấy được sự gắn kết tình thương, nỗi nhớ của tác giả và người mà tác giả hướng tới.

Câu 3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện.

a) Em hãy xác định những phép so sánh đó.

b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ?

Đáp án:

a. Các phép so sánh được sử dụng trong bài :

– “Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”

– “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

– “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

– “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.”

b. Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm  ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.

Đáp án:

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

Qua bài viết ở trên, Mầm Non Ánh Dương đã giúp các bạn hiểu rõ biện pháp tu từ so sánh là gì, cấu tạo và chức năng của so sánh, bài tập biện pháp tu từ so sánh… Các bạn có thể truy cập website Mầm Non Ánh Dương để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button