Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Mầm Non Ánh Dương gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.
Sơ đồ tư duy Bánh trôi nước
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Bánh trôi nước
Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước
This post: Sơ đồ tư duy Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
Luận điểm 2: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổi lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà.
Xem thêm bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Bánh trôi nước
Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước
Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước và quá trình làm bánh.
Luận điểm 2: Vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ Việt Nam.
Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín, lớp vở bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương kín đáo khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn.
Xem thêm các bài văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước và phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương và bài thơ Bánh trôi nước
I. Tác giả Hồ Xuân Hương
– Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn (1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
– Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh
– Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội
– Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm
II. Bài thơ Bánh trôi nước
A. Tìm hiểu chung
1. Giá trị nội dung
– Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi
– Bài thơ Bánh trôi nước là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
2. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
– Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian
– Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
3. Hoàn cảnh sáng tác
– Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
4. Bố cục
* Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
+ Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước
B. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh bánh trôi nước
– Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn
– Cách thức làm bánh:
+ Bảy nổi ba chìm
+ Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
– Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son
⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.
2. Hình ảnh người phụ nữ
– Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ
– Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:
+ Bảy nổi ba chìm
+ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
– Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son
⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ
Xem thêm tài liệu tham khảo bài Bánh trôi nước:
- Soạn bài Bánh trôi nước
- Đề cương ôn tập học kì 1 ngữ văn 7 bài Bánh trôi nước
- Những nét tương đồng của những bài ca dao than thân và bài Bánh Trôi Nước
********
Trên đây là sơ đồ tư duy Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương do Mầm Non Ánh Dương biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 7 được cập nhật đầy đủ tại Mầm Non Ánh Dương em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, hệ thống kiến thức về bài thơ Bánh trôi nước ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 7 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục