Cờ Shogi là môn “thể thao trí tuệ” của xứ sở phù tang. Họ tin rằng nhờ môn cờ truyền thống Shogi này, người Nhật mới có trí tuệ hàng đầu thế giới. Cùng tìm hiểu cách chơi cờ Shogi chuẩn người Nhật nhé!
Nội dung bài viết
This post: Shogi là gì? Hướng dẫn cách chơi cờ Shogi chuẩn người Nhật
1. Cờ Shogi là gì?
2. Bàn cờ Shogi và các quân cờ
3. Hướng dẫn cách chơi cờ Shogi chuẩn người Nhật
-
Cách đi của các quân cờ trên bàn cờ Shogi
-
Cách chơi
4. Hệ thống phân cấp các kỳ thủ Shogi chính thức tại Nhật
1. Cờ Shogi là gì?
Cờ Shogi hay (將棋 hay Tướng kỳ) còn được gọi với cái tên làcờ tướng Nhật Bản, với nguồn gốc từ trò chơi Saturanga của Ấn Độ từ thế kỷ 6. cờ shogi có kiểu chơi gần giống với cờ vua nhưng phức tạp hơn với các nước thả quân khiến cho cờ shogi trở nên thiên biến vạn hóa.
Ở phương Tây, cờ Shogi được gọi là “cờ vua Nhật”, có mặt lần đầu ra vào thế kỉ thứ 7 sau Công nguyên khi những tàn tích của trò chơi này được tìm thấy tại một ngôi chùa ở Horyuji.
Sự giống nhau giữa cờ vua và cờ Shogi?
– Đều có mục tiêu giống nhau là ăn được quân Vua của đối phương,
– Được chơi trên một bàn cờ gồm nhiều ô vuông, gồm những quân cờ minh hoạ cho quân đội thời Trung cổ
– Là trò chơi thách thức những bộ óc siêu đẳng nhất và được tất cả mọi người yêu thích, ở mọi lứa tuổi
Souta Fujii kỳ thủ cờ Shogi nổi tiếng Nhật Bản
Tìm hiểu thêm văn hóa Nhật Bản TẠI ĐÂY
2. Bàn cờ Shogi và các quân cờ
Bàn cờ dùng trong cờ Shogi là một hình vuông hoặc chữ nhật được chia thành 81 ô đều nhau. Khác với cờ vua, bàn cờ nhật Shogi không có màu đen trắng mà là một màu.
Các quân cờ:
Mỗi bên sẽ có 20 quân cờ, kích cỡ gần giống nhau được xếp trên 3 hàng đầu tiên. Các quân cờ trong bàn cờ Nhật gồm:
1 Vương
1 Phi xa
1 Giác hành
2 Kim tướng
2 Ngân tướng
2 Quế mã
2 Hương xa
9 Tốt
Theo đó các quân cờ sẽ được sắp xếp như sau:
– Hàng cuối tính từ ngoài vào là hương xa, mã, tướng bạc,tướng vàng và đứng giữa là vua.
– Hàng thứ hai là quân tượng và xe, tượng đứng bên tay trái và xe đứng bên tay phải.
– Hàng thứ ba là chín quân tốt.
Mỗi quân cờ sẽ được khắc 2 chữ Hán bằng mực đen bên trên, mặt trái của quân, trừ quân Vua và Kim tướng sẽ khắc thêm một hay hai chữ khác bằng mực đỏ, dùng để chỉ ra là quân này đã được phong cấp.
Trên bàn cờ Shogi quân của người chơi sẽ không có sự khác biệt về màu sắc, thay vào đó mỗi quân có hình như cái nêm và hướng về phía trước, đối diện với đối phương.
Sắp xếp trên bàn cờ Shogi
Ngày nay, để có có thể phân biệt các quân cờ cho những người không biết chữ hán, bộ bàn cờ Shogi đã được tây hóa khi viết tắt các chữ các quân là K, R, B v.v. và nhữngquân cờ mạnh thì được làm to hơn.
Ngoài cờ Shogi Nhật Bản còn môn võ aikido cực kỳ nổi tiếng, xem ngay:
Mách bạn địa điểm học võ Aikido ở Hà Nội, Sài Gòn cho người không chuyên
3. Hướng dẫn cách chơi cờ Shogi chuẩn người Nhật
Cách đi của các quân cờ trên bàn cờ Shogi
– Vua: có thể đi 1 ô một lần theo mọi hướng.
– Tướng vàng: đi được 1 ô về mọi hướng trừ đi chéo về phía sau (6 cách đi)
– Tướng bạc: đi được chéo về mọi hướng 1 ô và đi được về phía trước 1 ô (5 cách đi)
– Tượng: đi chéo về 4 phía và không giới hạn số ô cho đến khi gặp quân cản.( 4 cách đi)
– Xe: đi ngang dọc đến khi gặp quân cản và giống như tượng không bị hạn chế số ô.
– Mã: đi theo hình chữ L và không bị cản, mã chỉ có thể tiến về phía trước và nước đi mã giống như đi chéo 1 ô.
– Hương xa: Có thể tiến về phía trước và không được lùi và cũng không hạn chế số ô.
– Tốt: tốt được phép tiến 1 ô về phía trước.
Cách chơi
Khởi đầu bên Đen đi trước, sau đó là tuần tự theo lượt. Thứ tự đi có thể các bên tự thảo luận khi chơi. Có thể “đi quân” hoặc “thả quân”. Khi đi quân tới miền phong cấp thì có thể “phong cấp cho quân” thành quân mới.
Theo đó:
– Tướng bạc sau khi được phong cấp đi như Tướng vàng
– Tượng phong cấp (Long mã) có thể đi như tượng hoặc như Vua,
– Xe phong cấp (Long vương) có thể đi như xe hoặc như Vua
– Mã khi đi đến hàng 8 hoặc 9 sẽ được tự động phong cấp và đi như tướng vàng
– Hương xa sẽ tự động được phong cấp khi tới hàng 9 và đi như Kim tướng.
– Tốt khi đến hàng cuối cùng sẽ tự động phong cấp và đi như Kim tướng.
Luật thả quân
Trong cờ Shogi các quân bị bắt theo đúng nghĩa đen, tuy nhiên người chơi có thể thả lại vào trong bàn cờ như là một quân của người đã bắt nó. Khi đến lượt chơi của mình, thay vì đi tiếp các quân cờ các kỳ thủ có thể đưa một quân bị bắt từ trước và đặt chúng (dưới dạng chưa phong cấp) ở bất kỳ ô nào còn trống trên bàn cờ và quân cờ đó sẽ trở thành một quân của kỳ thủ đó.
Khi thả quân bạn không được ăn quân của phe đối địch và quân đó sẽ không được phong cấp ngay nếu được thả trong vùng phong cấp nhưng lại có thể ăn quân và được phong cấp ở các nước đi kế tiếp.
Quân được thả phải có khả năng thực hiện nước đi hợp lệ như quân tốt, mã, hương xa không được phép thả trên hàng xa nhất hay mã cũng sẽ không được thả ở hàng 8.
Đối với quân tốt luật thả quân sẽ có quy định sau:
– Không thể thả quân tốt trên cùng cột với một quân tôts chưa được phong cấp của cùng bên. Nếu bạn có Tốt chưa phong cấp trên tất cả các cột sẽ không thả được quân tốt nào nữa.
– Quân tốt có thể thả để tạo thành thế chiếu Vương, nhưng không được thả để chiếu hết.
Chiếu và chiếu hết
Khi một kỳ thủ đi một nước dọa bắt Vương đối phương ở nước đi tiếp theo thì sẽ gọi là nước “chiếu Vương”, nếu vương đang bị chiếu và không có nước đi hợp lệ nào để thoát khỏi thì sẽ “chiếu hết” và người chiếu hết thắng ván cờ.
Trong tiếng Nhật, chiếu hết là tsume (詰め) hoặc ōtedzume (王手詰め).
Kết thúc ván cờ
Ván cờ kết thức khi vua của đối phương bị bắt, rất ít trường hợp một bên chịu nhận thua khi thấy không cứu vãn được thất bại.
Đặc biệt trong cờ Shogi chuyên nghiệp khi một kỳ thủ đi sai luật sẽ bị xử thua ngay.
Có 2 cách hòa cờ trong shogi: lặp lại nước đi (千日手 sennichite) và Vương cùng tồn tại (持将棋 jishōgi).
Đọc ngay:
Hướng dẫn cách chơi cờ vây Nhật Bản đơn giản cho người mới học chơi
4. Hệ thống phân cấp các kỳ thủ Shogi chính thức tại Nhật
Kỳ thủ Shogi sẽ được phân làm kỳ thủ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp
CHUYÊN NGHIỆP
9 dan ( Cửu đẳng)
8 dan ( Bát đẳng)
7 dan ( Thất đẳng)
6 dan ( Lục đẳng)
5 dan ( Ngũ đẳng)
4 dan (Tứ đẳng)
BÁN CHUYÊN NGHIỆP
3 dan ( Tam đẳng)
2 dan ( Nhị đẳng)
1 dan ( Nhất đẳng)
1 kyu (Nhất cấp)
2 kyu
3 kyu
4 kyu
5 kyu
6 kyu ( Lục cấp)
Tại Nhật kỳ thủ Shogi cũng coi là một nghề và đặc biệt được coi trọng, theo đó các kỳ thủ cờ Nhật chuyên nghiệp (đạt Tứ đẳng) có thể kiếm thu nhập cao qua:
– Lương do hiệp hội Shogi trả theo tháng (Cấp càng mạnh lương càng cao).
– Dạy cờ (dạy qua mạng hoặc tại hội quán).
– Thi đấu giải (Hệ thống thi đấu của Hiệp hội cờ tướng Nhật Bản hàng năm có 3 giải lớn là Nhật Bản Tượng kỳ giáp cấp liên tái (tháng 1), giải Vô địch Nhật Bản (tháng 4) và Thương Thạch Bôi (tháng 7)
– Dự sự kiện và viết sách.
Hiện nay trong giới cờ Shogi có 7 danh hiệu lớn nhất là: Meijin (名人) – Danh Nhân , Kisei (棋聖) – Kỳ Thánh, Ōshō (王将) – Vương Tương, Ōza (王座) – Vương Tọa, Ōi (王位) – Vương Vị, Ryūō (竜王) – Long Vương và Kiō (棋王) – Kỳ Vương .
Hằng năm sẽ có các giải đấu đểchọn ra các danh hiệu này, người vô địch giải năm nay thách đấu với người vô địch năm ngoái theo phương thức 5 hoặc 7 ván. Ai thắng trước 3 hoặc 4 ván sẽ được giữ danh hiệu của giải đấu tham gia
Cuộc chiến trên bàn cờ Nhật thực chất chính là cuộc tranh đoạt vàng (kim) với bạc (ngân). Việc thắng 1 ván cờ như giành được cả thiên hạ vào tay. Vậy bạn đã sẵn sàng đương đầu với kẻ thù để thâu tóm về tay mình kho báu cùng thiên hạ chưa?
Tìm hiểu thêm về nghệ thuật gấp gấy Origami Nhật Bản TẠI ĐÂY
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)