Trong các ngôn ngữ trên thế giới thì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khá là phức tạm bởi ngữ pháp của nó bao gồm rất nhiều kiểu câu, cũng như thể hiện nhiều nghĩa khác nhau. Và sau đây để làm rõ hơn về ngôn ngữ tiếng việt tại bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về một thuật ngữ thường rất hay xuất hiện trong giao tiếp và trong văn viết của tiếng Việt, đó là phó từ. Xin mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt
Phó từ là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ này lại có tên gọi là phó từ, mọi từ ngữ khi có tên gọi đầu mang một ý nghĩa riêng của nó đối với thuật ngữ phó từ, từ “phó” nó có ý nghĩa giống như là từ lớp phó hay phó phó chủ tịch,… dùng để hỗ trợ, giúp đỡ một cái gì đó giúp nó có thể hoàn thành chức năng của mình và trong ngôn ngữ thì phó từ dùng để đi kèm hỗ trợ cho các từ ngữ khác như trạng từ, động từ,…
This post: Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt
Nếu nói đến phó từ chắc hẳn chúng ta hầu hết ai cũng đã từng học qua những kiến thức về từ phó từ trong chương trình đào tạo Trung học cơ sở, những do ít được sử dụng mà hao mòn dần kiến thức bởi lẽ trong giao tiếp hay trong văn viết chúng ta thương ít khi nói đến những thuật ngữ của ngôn ngữ mặc dù được sử dụng thường xuyên.
Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, thì phó từ có thể hiểu là những từ được sử dụng để đi kèm với các động từ, tính từ, trạng từ. Mục đích có phó từ khi sử dụng phó chính là hỗ trợ, trợ giúp cho trạng từ, động từ, tính từ rõ nghĩa hơn trong giao tiếp và trong văn viết.
Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động và tính chất như danh từ, động từ và tính từ. Chính vì vậy, phó từ là một loại hư từ còn danh từ, động từ, tính từ là những thực từ. Phó từ không đi kèm với danh từ mà chỉ đi kèm với tính từ, động từ.
Ví dụ về phó từ:
– Mẹ em đi làm đã về (quan hệ thời gian).
– Công viên hòa bình rất to (phó từ chỉ mức độ).
– Ông nội em vẫn đang đọc báo (sự tiếp diễn tương tự).
– Hôm nay mẹ em không đi làm (sự phủ định).
– Em đi vào lớp với vẻ hốt hoảng (khả năng).
– Xin hãy im lặng để tôi nghe cô giáo giảng bài.
Lưu ý về phó từ:
Trong câu phó từ chỉ có vai trò là hư từ, vì vậy không thể dùng để gọi tên một tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật nào đó.
Các từ có thể được dùng để gọi tên tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật gọi là thực từ. Là những từ như động từ, danh từ hay tính từ.
Phó từ không thể đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho danh từ mà chỉ có thể được dùng với tính từ và động từ. Ví dụ: Có thể nói rằng “sẽ trở lại”, “rất đẹp” chứ không thể nói “sẽ giáo viên” hay “rất công nhân”.
Trong từ điểm và các thuật ngữ về ngữ pháp tiếng anh thì Phó từ được gọi Adverbs.
Tác dụng của phó từ
Trong sách giáo khoa môn ngữ văn của lớp 6, phó từ được hiểu là loại từ được sử dụng để đi kèm, bổ trợ cho trạng từ, tính từ, động từ. Mục đích chính của phó từ là dùng để hỗ trợ, bổ trợ cho trạng từ, động từ, tính từ được rõ ràng ý nghĩa hơn trong văn viết cũng như giao tiếp.
Phó từ sẽ không có chức năng gọi tên các sự vật hay hành động cũng như các tính chất như tính từ, danh từ và động từ. Bởi vậy mà phó từ còn được coi như một loại hư từ, còn thực từ là để chỉ tính từ, động từ và danh từ. Đặc biệt là phó từ sẽ không được đi kèm với danh từ, chỉ đi cùng với động từ hoặc tính từ. Ví dụ như chúng ta có thể nói rằng “đừng đi” hoặc “quá đẹp” nhưng không thể nói rằng “đừng bác sĩ” hay “quá xe đạp”.
Phân loại phó từ:
Để sử dụng phó từ một cách dễ dàng và hiệu quả, tránh gây ra tình trạng nhầm lẫn khi sử dụng trong giao tiếp hay trong văn viết thì phó từ được chia làm hai loại dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến. Cụ thể:
Phó từ quan hệ thời gian như: Đã, sắp, từng,…
Ví dụ: Tuấn anh đã từng yêu cô ấy. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “đã từng” giúp biểu thị khoảng thời gian trong quá khứ để hỗ trợ thể hiện trạng thái của người tên Tuấn anh đã có mối quan hệ tình cảm với một cô gái nào đó.
Phó từ chỉ mức độ như: Rất, khá…
Ví dụ: Cô ấy rất thích chiếc ô tô đằng kia. Trong câu này thì phó từ được sử dụng là từ “rất” được đặt ở vị trí trước động từ thích để nhấn mạnh mức độ của hành động thích của một cô gái đối với một chiếc ô tô.
Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: Vẫn, cũng…
Ví dụ: Trời vẫn đang mưa rất to. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “vẫn” dùng để thể hiện một trạng thái liên tục của thời tiết là trời mưa và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Phó từ chỉ sự phủ định như: Không, chẳng, chưa…
Ví dụ: Tôi không đi mua đồ chơi vào trời mưa. Trong câu này phó từ được sử dụng ở dây là từ “Không” thể hiện hành động phủ định của người sử dụng rằng họ sẽ không đi mua đồ chơi khi trời mưa.
Phó từ cầu khiến như: Hãy, thôi, đừng, chớ…
Ví dụ: Xin anh hãy giúp em vượt qua kì thi này. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “Hãy” thể hiện sự hành động yêu cầu nhờ giúp đỡ của người nói với một người anh trong mối quan hệ của người nói hướng đến mục đích có thể vượt qua được kỳ thi sắp tới của người nói.
Thứ hai, Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Nếu như ở loại thứ nhất các từ chỉ phó từ thường đứng ở vị trí trước động từ và tính từ thì ở dụng này phó từ lại đứng sau để bổ trợ cho động từ và tính từ, để làm rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích một số ví dụ sau đây
Đối với Phó từ bổ nghĩa về mức độ như: Rất, lắm, quá.
Ví dụ:
Chiếc xe ô tô đó chạy rất nhanh khi trên đường cao tốc. Trong câu này thì phó từ được sử dụng trong câu là từ “rất” để hỗ trợ cho động từ chạy của một chiếc ô tô có mức độ vận tốc rất nhanh khi di chuyển.
Ngày hôm nay tôi đã làm quá nhiều việc. Trong câu này phó từ được sử dụng trong câu là từ “quá” nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ cho mức độ hoạt động của động từ làm một công việc nào đó của người nói.
Đối với phó từ về khả năng như: Có thể, có lẽ, được.
Ví dụ:
Nếu tôi đi đúng giờ có lẽ tôi đã không bị phạt. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “có lẽ” việc sử dụng cụm từ này sẽ giúp hỗ trợ thể hiện khả năng phán đoán của người nói rằng mình sẽ không bị phạt nếu đi làm đúng giờ.
Nếu tôi tỏ tình vào hôm ý có thể cô ấy sẽ đồng ý. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “có thể” để giúp hỗ trợ cho trạng thái của người nói khi có nhận đình về sự thành công của mình khi thực hiện hành động tỏ tình với một cô gái.
Đối với phó từ về kết quả như: Ra, đi, mất.
Ví dụ:
Nếu tôi cố níu kéo thì cô ấy sẽ không bỏ đi. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “đi” nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ cho động từ chỉ kết quả bỏ đi của cô gái
Nếu tôi bọc hàng kỹ càng thì đã không bị mất hàng. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “mất” nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ nhấn mạnh cho kết quả mất hàng từ hành động không bộc hàng kỹ càng của người nói.
Phân biệt phó từ với trợ từ
Dựa trên ngữ pháp
Đối với phó từ thì vị trí thường đứng trước hoặc đứng sau từ chính, hay còn gọi là từ trung tâm
Đối với trợ từ thì vị trí có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, vì không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ chính nên trợ từ có thể bị lược bỏ mà câu vẫn đảm bảo kết cấu ngữ pháp
Dựa trên ngữ nghĩa
Đối với phó từ thì giúp bổ sung và làm rõ nghĩa của từ trung tâm về mặt mức độ, thời gian, tần suất…
Đối với trợ từ thì giúp đem đến cho câu văn có thêm sắc thái nghĩa mới và cho phép người nói, người viết có thể thể hiện tâm tư tình cảm của mình hiệu quả một cách tốt hơn.
Cách sử dụng phó từ trong tiếng việt
Sử dụng phó từ trong trường hợp muốn bổ sung cũng như làm rõ hơn về ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ. Ví dụ bạn muốn bổ trợ thêm cho ý nghĩa về thời gian cho từ chính thì dùng thêm một số phó từ như: đã, từng, sắp, sẽ,… trước từ chính.
Có 2 cách để bạn sử dụng phó từ:
- Đặt phó từ đằng trước tính từ, động từ: Khi đứng ở vị trí này, chúng sẽ có chức năng diễn đạt rõ ràng hơn về ý nghĩa cho hành động, đặc điểm hoặc trạng thái của sự vật,…khi nêu tại động từ. Còn đối với trước tính từ, chúng sẽ thể hiện rõ ràng hơn về mức độ, sự tiếp diễn, thời gian, sự cầu khiến hoặc phủ định.
- Đặt phó từ đằng sau động từ, tính từ: Tại đây chức năng của phó từ nhằm bổ trợ cho ý nghĩa về khả năng thực hiện, kết quả, hướng hoặc mức độ.
Bài tập ví dụ về phó từ
Để nắm rõ hơn phó từ, dựa vào các kiến thức về phó từ đã được tổng hợp trong bài viết, chúng ta hãy củng cố lại các kiến thức qua bài tập sau đây nhé!
1. Hãy tìm ý nghĩa bổ sung cho những từ in đậm sau:
Cô ấy đã đi qua rất nhiều các đất nước trên thế giới, thường trải nghiệm thêm các nền văn hóa bản địa đặc sắc cũng như luôn gặp gỡ rất nhiều người. Nhưng gặp được ông Jonson là điều khiến cô rất ấn tượng trong tất cả những việc mà cô trải qua.
Lời giải:
- Phó từ “đã” dùng để bổ trợ cho từ “đi” – Bổ sung ý nghĩa cho thời gian.
- Phó từ “ thường” dùng để bổ trợ cho từ “trải nghiệm” – Bổ sung ý nghĩa cho tần số.
- Phó từ “luôn” dùng để bổ trợ cho từ “gặp” – Bổ sung ý nghĩa cho tần số.
- Phó từ “rất” dùng để bổ trợ cho từ “ấn tượng” – Bổ sung ý nghĩa cho mức độ.
2. Xác định phó từ cho các câu sau:
- Cậu bé ấy chẳng nghe lời mẹ.
- Chị hai vẫn mạnh mẽ như này nào.
- Nước sông chảy rất xiết.
- Có lẽ mưa chẳng thể ngừng rơi.
- Phong đã luôn cố gắng để có được thành công ấy.
Lời giải:
- Ấy
- Vẫn
- Rất
- Có lẽ
- Luôn, được
Video về Phó từ là gì? Các loại phó từ? Ý nghĩa và cách phân biệt
Kết luận
Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin xoay quanh Phó từ – một dạng từ vựng có ý nghĩa giúp cho câu từ của chúng ta có đầy đủ ngữ nghĩa và phù hợp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục