Giáo dục

Phản ứng hóa học hữu cơ, các loại phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách – Hóa 11 bài 23

Ở bài học trước các em đã biết nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm về đồng đẳng và đồng phân và cấu trúc phân tử của hợp chất hữu cơ.

Vậy phản ứng hóa học hữu cơ là gì? các loại phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách giữa các hợp chất hữu cơ xảy ra như thế nào, có đặc điểm gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

This post: Phản ứng hóa học hữu cơ, các loại phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách – Hóa 11 bài 23

I. Phân loại phản ứng hóa học hữu cơ

1. Phản ứng thế

– Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

* Ví dụ phản ứng thế:

 CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl

 C2H5OH + HBr  C2H5Br + H2O

2. Phản ứng cộng

– Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

* Ví dụ phản ứng cộng:

 C2H4  +  Br2 → C2H4Br2

 C2H4  +  HCl  C2H5Cl

3. Phản ứng tách

– Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

* Ví dụ phản ứng tách:

 CH3 – CH2 – OH    CH2 = CH2  + H2O

  

II. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ

1. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.

2. Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm, do các liên kết có độ bền tương tự nhau nên trong cùng một điều kiện có thể phân cắt nhiều liên kết.

III. Bài tập về phản ứng hóa học hữu cơ

* Bài 1 trang 105 SGK Hóa 11: Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ

° Lời giải bài 1 trang 105 SGK Hóa 11:

– Phản ứng thế: Là phản ứng trong đó một nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác. Ví dụ:

 C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½H2

– Phản ứng cộng: Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất hữu cơ.

 C2H4 + H2 C2H5OH

– Phản ứng tách: Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

 CH3-CH2-OH    CH2=CH2 + H2O

* Bài 2 trang 105 SGK Hóa 11: Cho phương trình hoá học của các phản ứng:

a) C2H6 + Br2  C2H5Br + HBr

b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2

c) C2H5OH + HBr  C2H5Br + H2O

d) C6H14  C3H6 + C3H8

e) C6H12 + H2  C6H14

g) C6H14  C2H6 + C4H8

1) Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng: 

A. a, b, c, d, e, g     B. a, c

C. d, e, g     D. a, b, c, e, g

2) Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng:

A. a, b, c, d, e, g     B. a, c

C. d, e, g     D. b, e

3) Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng:

A. d, g     B. a, c

C. d, e, g     D. a, b, c, e, g

° Lời giải bài 2 trang 105 SGK Hóa 11:

1) Đáp án: B. a, c

2) Đáp án: D. b, e

3) Đáp án: A. d, g

* Bài 3 trang 105 SGK Hóa 11: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

viết ptpu theo sơ đồ bài 3 trang 105 sgk hóa 11

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

° Lời giải bài 3 trang 105 SGK Hóa 11:

(1) CH≡CH + H2  CH2=CH2

(2) CH2=CH2 + H2 CH3-CH2-OH

(3) CH3-CH2OH + HBr  CH3-CH2Br + H2O

(4) 3CH≡CH  C6H6

(5) C6H6 + Br2  C6H5Br + HBr

– Phản ứng cộng: (1); (2) và (4)

– Phản ứng thế: (3) và (5)

* Bài 4 trang 105 SGK Hóa 11: Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

° Lời giải bài 4 trang 105 SGK Hóa 11:

• Chọn đáp án: B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

Hy vọng với bài viết về Phản ứng hóa học hữu cơ, các loại phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách ở trên hữu ích cho các em, mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết. Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button