Đề bài: Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ
This post: Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ
Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ
I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về Thạch Lam và truyện Hai đứa trẻ.
– Dẫn dắt vào chi tiết giấc ngủ.
2. Thân bài
– Vị trí của chi tiết giấc ngủ: Xuất hiện cuối truyện, sau khi chị em Liên nhìn thấy ánh sáng của đoàn tàu.
– Ý nghĩa:
+ Khoảnh khắc khép lại một ngày, giấc ngủ đưa Liên “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”.
+ Chìm vào giấc ngủ cũng là lúc chìm vào bóng tối một lần nữa, Liên chìm vào giấc ngủ trong an nhiên, tĩnh tại.
+ Trong bóng tối, giấc ngủ của một đứa trẻ là những êm dịu, bình yên , không còn nỗi lo lắng, buồn khổ thường trực.
+ Giấc ngủ của Liên tuy kết thúc một ngày dài nhưng không kết thúc những hy vọng, mong ước trong trái tim của cô gái nhỏ.
– Đánh giá chi tiết:
+ Chi tiết khép lại ánh sáng của một ngày nuôi dưỡng, ấp ủ ánh sáng của hi vọng trong tâm hồn Liên.
+ Góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo: Sự trân trọng của nhà văn Thạch Lam vào ước mơ “đổi đời” của những con người nghèo khổ nơi phố huyện.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị của chi tiết trong truyện.
II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ (Chuẩn)
Thạch Lam là gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Gió lạnh đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường, Nắng trong vườn,…Những tác phẩm của Thạch Lam mang đậm dấu ấn của một văn phong nhẹ nhàng, tha thiết, vừa lãng mạn lại vừa chân thực và mang nhiều giàu giá trị nhân văn . “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật ấy của Thạch Lam. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi chất trữ tình da diết mà còn thu hút bởi những chi tiết tiêu biểu giàu giá trị nội dung và nghệ thuật, trong đó phải kể đến chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu truyện.
Hai chị em Liên và An trong đêm bán hàng ở quầy tạp hoá nhỏ, dù trời đã khuya vẫn gắng đợi đoàn tàu từ thành phố trở về vụt qua. Trong tâm thức của hai đứa trẻ ấy chỉ mong mỏi giây phút nhìn thấy ánh sáng của đoàn tàu đi qua, một thứ ánh sáng xa xỉ với những con người nghèo khổ ở phố huyện nghèo này. Nhìn thấy ánh sáng ấy cũng là lúc cả An và Liên như được lạc vào một thế giới khác, mởi mẻ và đầy hy vọng, không có những quẩn quanh và tù túng nữa. Khi đoàn tàu đã đi qua,”Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. Nếu như khi đoàn tàu đến mang đến chút huyên náo, mang đến chút ánh sáng rực rỡ, ngập tràn trong mắt những đứa trẻ thì khi đoàn tàu đi qua, bầu không gian nơi phố huyện nghèo lại trở về với những gì nơi nó vốn có. Chút hấp dẫn, mởi mẻ và sinh động ấy chỉ là thoáng qua trong phút chốc, phố huyện lại trở về với sự yên tĩnh. Giấc ngủ của Liên lại càng tô đậm vẽ yên tĩnh ấy, một sự im lặng đến khôn cùng, “mênh mông” trong đêm tối. Cảnh vật, con người lại chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ ấy lại càng tô đậm thêm sự buồn bã, quẩn quanh của con người nơi phố huyện, người đọc thêm thấm thía hơn nỗi buồn trong tâm hồn những đứa trẻ thơ.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh tích cực, chúng ta có thể thấy được những hi vọng le lói trong giấc ngủ của Liên. Có thể nói, sau một ngày dài mệt mỏi, sau những chờ đợi, chợt vui rồi chợt tắt, con người ta sẽ tìm đến giấc ngủ. Chìm vào giấc ngủ cũng là lúc chìm vào bóng tối một lần nữa, Liên chìm vào giấc ngủ trong an nhiên, cô “không nghĩ nhiều” và “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”. Trong bóng tối của giấc ngủ của một đứa trẻ là những êm dịu , không còn nỗi lo lắng, buồn khổ thường trực. Giấc ngủ của Liên tuy kết thúc một ngày dài nhưng không kết thúc những hy vọng, mong ước trong trái tim của cô gái nhỏ. Mai đây, khi giấc dậy, cô gái ấy vẫn khao khát, vẫn chờ đợi và mong ngóng cùng em ánh sáng của đoàn tàu đi qua phố huyện, những ước mơ nhỏ nhoi về điều tốt đẹp trong tương lai vẫn còn trong em.
Chi tiết giấc ngủ của Liên được đặt ở cuối truyện ẩn chứa dụng ý của tác giả khi viết truyện ngắn. Kết thúc truyện êm dịu như chính giấc ngủ Liên, một đứa trẻ thơ ngây với những vệt sáng của ước mơ hy vọng trong tâm hồn. Qua đó , ta thấy được tài năng trong ngòi bút của Thạch Lam khi viết , truyện không cần những xung đột kịch tính, những tình huống oái ăm mà chỉ cần gợi những chi tiết nhỏ nhưng để lại những ý nghĩa sâu xa.
Có thể nói chi tiết giấc ngủ của Liên đã gợi nhiều dư ba trong lòng người đọc. Một chi tiết nhỏ, nhẹ nhàng đậm chất Thạch Lam ấy đã thể hiện sự trân trọng của tác giả dành cho những tâm hồn trẻ thơ nghèo khổ nhưng đầy ước mơ, hy vọng, hoài bão nói riêng và những kiếp người nghèo khổ nói chung. Truyện ngắn tuy không có cốt truyện nhưng bằng những chi tiết giàu tính biểu tượng ấy đã thể hiện chất nhân văn trong ngòi bút của một văn nhân tài năng và giàu tình cảm.
—————–HẾT——————
Hai đứa trẻ là truyện không cốt truyện nhưng mang có thể khơi dậy những tình cảm nhẹ nhàng mà thấm thía. Khám phá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn, bên cạnh bài Phân tích ý nghĩa chi tiết giấc ngủ của Liên ở cuối câu chuyện Hai đứa trẻ trên đây, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ, Cảm nhận khát vọng sống của Liên trong Hai đứa trẻ.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục