Giáo dục

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

phan tich ve dep cua nguoi nghia si can giuoc

This post: Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
 

I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Chuẩn)

1. Mở bài

– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là một nhà thơ nổi tiếng của vùng Nam Bộ có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam, là lá cờ tiên phong cho phong trào văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX, với nhiều tác phẩm xuất sắc cả về nội dung, tư tưởng và tình cảm.
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông thời kỳ này, với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc mang vẻ đẹp thời đại, bi tráng.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác:
– Sau sự kiện tập kích đồn giặc 16-2-1862, tuần phủ Gia Định Đỗ Quang đã nhờ Nguyễn Đình Chiểu viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để tưởng niệm những người nông dân nghĩa sĩ đã hy sinh…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Chuẩn)

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là một nhà thơ nổi tiếng của vùng Nam Bộ có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài chính ứng với hai thời kỳ trước và sau khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn đầu ông chủ yếu viết thơ với tư tưởng truyền bá đạo lý làm người, hướng con người đến chữ thiện, ca ngợi những con người có nhân cách đạo đức cao cả, sống ngay thẳng chính trực. Sau khi thực dân Pháp tràn vào xâm lược nước ta Nguyễn Đình Chiểu đổi hướng sang viết thơ văn ca ngợi tinh thần yêu nước, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân và ngầm phê phán, lên phán chính quyền phong kiến bù nhìn và quân xâm lược tàn ác. Có thể nói rằng Nguyễn Đình Chiểu chính là lá cờ tiên phong cho phong trào văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX, với nhiều tác phẩm xuất sắc cả về nội dung, tư tưởng và tình cảm như Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế Trương Định,… Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chính là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông thời kỳ này, với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc mang vẻ đẹp thời đại, bi tráng.

Trong sự kiện tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-2-1861, do sự chênh lệch lực lượng và nghĩa quân còn non yếu nên kết quả 20 nghĩa sĩ của quân ta hi sinh sau trận tập kích. Dù mất mát và đau xót nhưng chính sự hi sinh vì đại nghĩa này đã trở thành niềm cổ vũ, khích lệ to lớn đối với phong trào chống Pháp của nhân dân miền lục tỉnh. Để tưởng nhớ công ơn của những người đã hi sinh, tuần phủ Gia Định Đỗ Quang đã nhờ Nguyễn Đình Chiểu viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, bài văn tế với lời lẽ xúc động đã nhanh chóng truyền đi khắp cả nước và nhân dân yêu mến vô cùng. Đặc biệt, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ chống giặc ngoại xâm lần đầu tiên trong lịch sử được dựng một tượng đài bất tử với những vẻ đẹp bi tráng, hào hùng.

Đầu tiên vẻ đẹp của người nghĩa sĩ thể hiện ở chính xuất thân của họ – người nông dân cùng khổ. Trong văn học trung đại Việt Nam trở về trước hầu như hình tượng người nông dân xuất hiện trong các tác phẩm rất hiếm hoi, hầu như là không có, chính vì vậy sự xuất hiện của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân đã mở ra một chân trời mới trong văn học, lần đầu tiên những người nông dân được bước vào sách vở với vẻ đẹp chân chất, nhưng kiêu hùng. Những người nghĩa sĩ có bản chất là người nông dân nghèo khổ, cùng cực, cả cuộc đời họ chỉ biết phấn đấu “côi cút làm ăn toan lo nghèo khó”, bởi trong lịch sử tầng lớp nông dân là tầng lớp bần cùng nhất xã hội, nỗi sợ lớn nhất của họ chính là cái đói cái nghèo luôn luôn rình rập, hơn thế nữa họ cũng là những con người thân cô thế thế cô, không có chỗ dựa, không có tổ chức, cuộc sống của họ hoàn toàn lệ thuộc vào ruộng vườn, ao chuôm và chịu sự thống trị của giai cấp khác. Thế nên ở người nông dân chúng ta luôn thấy hiện lên những đức tính tốt đẹp đó là sự cần cù, chịu khó, tấm lòng chân chất lương thiện, thành thạo các công việc nhà nông “việc cuốc việc bừa việc cày việc cấy tay vốn quen làm”. Đặc biệt vẻ đẹp chân chất, lương thiện của họ còn thể hiện ở việc họ xa lạ với những thứ khí giới gây thương tích, những chuyện binh đao khói lửa, yên ngựa, trường nhưng, giáo mác, khiên súng, đều là những thứ quá lạ lẫm, xa vời.

Thứ hai vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân thể hiện ở tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc. Dẫu rằng họ chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn, ít chữ, cũng không hiểu việc chính trị thế nhưng bản năng lòng tự tôn dân tộc sâu sắc vốn đã ăn sâu vào giống nòi mà tùy thời nó có thể sẵn sàng bộc phát, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ chống giặc ngoại xâm. Họ đã từng tin tưởng vào triều đình, thế nhưng vô ích, cuối cùng sự căm phẫn vì những tội ác giặc thù gây ra họ đã vùng dậy đấu tranh bằng tất cả những gì mình có. Nỗi căm thù quân giặc được thể hiện một cách sâu sắc và phù hợp với hình tượng chân chất của người nông dân, sụ căm ghét của họ được so sánh một cách dân dã, giản dị ứng với chính nghề nghiệp hằng ngày “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, đặc biệt sự căm thù được bộc lộ một cách trực tiếp và mạnh mẽ “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”.

Cuối cùng, vẻ đẹp của người nông dân còn hiện lên thông qua tinh thần chiến đấu anh dũng, sự hi sinh kiêu hùng và bi tráng của người nghĩa sĩ trong trận đánh Tây ác liệt tại Cần Giuộc. Văn tế có một câu rất hào hùng rằng “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi chuyến này dốc ra tay bộ hổ”, đó chính là khẩu khí anh hùng của người nông dân nghĩa sĩ, phải nói rằng nếu so sánh với bè lũ vua quan bù nhìn, người nông dân hoàn toàn thắng thế về mặt tinh thần trách nhiệm và phẩm cách cao thượng. Đối với họ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lòng tự tôn dân tộc là nghĩa vụ cao cả của mỗi một con người Việt Nam, họ hoàn toàn tự nguyện xung trận đi đầu giết giặc bằng tất cả sự căm thù, lòng nhiệt huyết mà không cần ai nài nỉ, ép buộc. Trong chiến đấu có thể người nông dân nghĩa sĩ bị thiếu hụt về vũ khí, về kinh nghiệm nhưng ở họ lại toát ra vẻ sáng tạo, tùy cơ ứng biến, giặc có súng có gươm, thì ta đây cũng có cuốc, có cày, có dao phay, có hỏa mai bằng rơm, có gậy tầm vông xung trận, nói chung có gì dùng đó, và ta vẫn có thể khiến cho “mã tà, ma ní hồn kinh” đấy thôi. Không chỉ vậy, vẻ đẹp bi tráng của người nông dân còn được thể hiện nổi bật ở bộ áo vải, điều ấy khiến người ta liên tưởng đến người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, cũng xuất thân từ tầng lớp nông dân bần hàn, nhưng chiến công thì vô số kể. Như vậy bộ áo vải chính là minh chứng cho lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng xả thân vì đất nước, không màng hung hiểm của người nông dân nghĩa sĩ, ở họ bừng lên những tố chất của người anh hùng thời đại. Dẫu biết rằng, sau trận chiến là những hi sinh mất mát, nhưng máu của họ đã mở đầu cho một thời đại chống giặc ngoại xâm cứu nước của dân tộc ta sau gần một ngàn năm kiên cường, độc lập. Như vậy sự hi sinh của người nghĩa sĩ có ý nghĩa vô cùng to lớn, tuy bi thương, nhưng không hề bi lụy, bởi đó là sự hi sinh đầy vinh dự cho Tổ quốc.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn tế có giá trị ý nghĩa vô cùng to lớn, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam tạo dựng hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những vẻ đẹp mang tính thời đại. Thúc đẩy và thức tỉnh phong trào đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc trong nhân dân cả nước, đồng thời cũng ngầm lên án chế độ phong kiến vô năng, lạc hậu cùng với quân cướp nước độc ác khiến nhân dân ta phải chịu cảnh lầm than.

——————-HẾT——————

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, khám phá hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và cảm hứng yêu nước trong bài thơ cụ đồ Chiểu, bên cạnh bài Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, các bạn có thể tham khảo: Quan niệm về người anh hùng trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Hình ảnh người nông dân đánh giặc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Hình ảnh người nông dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button