Giáo dục

Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Đề bài: Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

phan tich van ban chuan bi hanh trang vao the ki moi

This post: Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

I. Dàn ý Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

1. Mở bài

– Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là những lời tâm huyết, chân thành của Phó thủ tướng Vũ Khoan.
– Chỉ ra cho nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ thanh niên, những con người tương lai sẽ chèo lái đất nước những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, bằng thái độ thẳng thắn, thực tế.

2. Thân bài

* Sơ lược tác giả, tác phẩm:
– Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta.
– Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới được viết vào năm 2000, in trong tạp chí Tia sáng (2001), trong tập Một góc nhìn tri thức (2002).

* Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới:
– Có vai trò quan trọng nhất…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới đầy đủ tại đây. 
 

II. Bài văn mẫu Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập vào ngày 30/4/1975, đất nước ta phải mất rất nhiều năm để xây dựng và khôi phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đó là một hành trình nhiều gian nan và vất vả cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là những lời tâm huyết, chân thành của Phó thủ tướng Vũ Khoan trước thềm một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới bắt đầu, trước những sự thay đổi lớn trong tương lai của một đất nước đứng lên từ chiến tranh. Bài viết đã chỉ ra cho nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ thanh niên, những con người tương lai sẽ chèo lái đất nước những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó cố gắng rèn luyện cho mình được những thói quen tốt, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực mạnh mẽ cho quá trình gây dựng đất nước, sánh ngang cùng với các cường quốc năm châu.

Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới được viết vào năm 2000, in trong tạp chí Tia sáng (2001), trong tập Một góc nhìn tri thức (2002). Đây là thời điểm giao thoa giữa hai thế kỷ, sẵn sàng cho những thay đổi mới của đất nước, dân tộc.

Vũ Khoan đi vào đề cập đến vấn đề vai trò của con người trong hành trình bước thế kỷ mới, ông nhận định rằng “Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất”, nhằm nhấn mạnh vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Sở dĩ nói như vậy bởi, từ cổ chí kim đến nay “con người là động lực phát triển lịch sử”, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng có những phát triển vượt bậc thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Bởi chính bộ óc, trí tuệ của con người sẽ gây dựng lên nền kinh tế ấy, chứ không phải bất cứ giống loài nào khác.

Tiếp theo tác giả đi vào phân tích hoàn cảnh của thế giới và đề ra những nhiệm vụ cho của đất nước trong thế kỷ mới. Chúng ta cũng biết rằng trên thế giới sự phát triển của khoa học và công nghệ đã có những bước tiến lớn trong vòng 100 năm trở lại đây, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Thêm vào đó song song với sự phát triển thì chính sách mở cửa, hội nhập đã được thực hiện từ rất sớm, các nền kinh tế vì thế càng có sự giao thoa sâu sắc, học hỏi lẫn nhau và nhanh chóng phát triển. Trước tình hình cả thế giới với những bước chân lớn và nhiều như vậy đòi hỏi Việt Nam ta phải tự đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ và bằng mọi giá phải hoàn thành nó, để rút ngắn thời gian nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển. Những nhiệm vụ ở đây được Vũ Khoan đề ra bao gồm: Đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Đó là những nhiệm vụ tối cần, cấp thiết mà quan trọng nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ của nước ta.

Sau khi chỉ ra vai trò của con người và những nhiệm vụ tối cần để phát triển đất nước trong thế kỷ mới Vũ Khoan mới bắt đầu đi sâu vào phân tích đặc tính của con người Việt Nam, để từ đó rút ra bài học nhằm cải thiện nguồn nhân lực cho đất nước. Với mỗi một phẩm chất và đặc tính thì ông đều phân làm điểm mạnh và điểm yếu, dám nhìn nhận thẳng vào sự thật, công khai mở ra những nhận thức mới về dân tộc ta, mà xưa nay ít ai đề cập vì lòng tự ái dân tộc.

Trước hết là về trí tuệ, Vũ Khoan nhận định con người Việt Nam ta được cả thế giới thừa nhận là “thông minh, nhạy bén với cái mới”, điều này vô cùng có ý nghĩa với một xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày. Tuy nhiên chúng ta vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, mà đa phần đến từ những lỗ hổng kiến thức, nặng lý thuyết, yếu thực hành, chính điều đó đã kiềm chế khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường xã hội năng động của chúng ta.

Về đức tính chúng ta nổi bật với hay đức tính chính là cần cù và sáng tạo, phù hợp với nền kinh tế cần nhiều sự kiên trì, kỷ luật, những máy móc hiện đại tinh vi, tuy nhiên chúng ta lại thiếu đi cái tính tỉ mỉ, không có sự tính toán, luôn mang tinh thần “nước đến chân mới nhảy”, đến đâu hay tới đó. Nếu nhanh nhạy, công việc trót lọt thì không sao, nhưng nếu làm không kịp thì để lại những hậu quả lớn, hơn thế nữa chúng ta lại cũng ưa “sáng tạo” ở những chỗ cần quy định nghiêm ngặt, còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu bài bản.

Về tình cảm, người dân Việt Nam ta vốn có truyền thống lâu đời là đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, điều ấy thể hiện trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước ta từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên có một điều đáng buồn rằng dường như những đức tính ấy lại không mấy sâu sắc trong việc làm ăn, bởi cái tư tưởng “tiểu nông”, nhỏ nhen, hay đố kỵ, có thể chung hoạn nạn nhưng chưa chắc ấm no đã cơm lành canh ngọt. Chính điều này đã làm chúng ta khó có thể liên kết với nhau trên thế giới mạng, vốn là một môi trường phát triển nhiều tiềm năng.

Cuối cùng Vũ Khoan đề cập đến thói quen của người Việt Nam, chúng ta có một điểm mạnh ấy là khả năng thích ứng nhanh, chính vì thế dễ dàng làm quen và hội nhập tốt, ứng phó với những tiến trình phát triển phức tạp của thế giới. Bên cạnh điểm mạnh đó, Vũ Khoan cũng chỉ ra rằng chúng ta cũng có những thói quen hết sức xấu, đó là thái độ bài ngoại hoặc sính ngoại quá mức, khôn vặt, bóc ngắn cắn dài và nghiêm trọng hơn cả là thói quen không biết giữ chữ tín. Đó điều là những điểm đại kỵ trong công việc hợp tác làm ăn, là hòn đá cản đường vô cùng lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển của nước ta.

Sau khi đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, Vũ Khoan đã đưa ra những lời khuyên, lời kêu gọi thay đổi nội hàm nguồn nhân lực để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Ấy là chúng ta phải “lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu” và muốn có được điều này ông nhấn mạnh tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc thay đổi và giáo dục tầng lớp thanh niên “hãy làm cho lớp trẻ-những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”. Sở dĩ nói như vậy bởi tầng lớp thanh niên là nguồn nhân lực lớn và dồi dào nhất, có khả năng, sức khỏe, trí tuệ, cũng là tầng lớp dễ thay đổi, thích nghi, khả năng học tập sáng tạo cao. Khi thay đổi dần những thói quen nhỏ cho tốt thì ắt hẳn rằng với trình độ, trí tuệ và sự phấn đấu của con người Việt Nam chúng ta sẽ sớm sáng vai cùng với các cường quốc năm châu như lời kỳ vọng của Bác.

Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là một văn bản nghị luận thực tế, Vũ Khoan đã không ngần ngại thẳng thắn nhìn vào những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Từ đó đưa ra lời kêu gọi, lời khuyên có sức cổ vũ lớn, không khiến người đọc phải tự ái, mà thay vào đó giúp mỗi người nhận thức được và xem xét để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn, tương lai tham gia vào kiến thiết đất nước.

——————HẾT——————-

Để củng cố và mở rộng kiến thức về văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tóm tắt Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Suy nghĩ về việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button