Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng của Kim Lân
This post: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng của Kim Lân
I. Dàn ý Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng của Kim Lân (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
– Dẫn dắt vấn đề: tình huống truyện trong tác phẩm.
2. Thân bài
a. Khái niệm “Tình huống truyện”:
– “Tình huống truyện” là những sự kiện, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Thông qua tình huống truyện, tính cách, vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ.
b. Khái quát chung
– Trước khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai yêu làng tha thiết, đi đến đâu ông cũng tự hào khoe về cái làng của mình.
– Ngày đi tản cư, ông quyến luyến cái nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình, xa quê, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình làng mình khi thấy những người tản cư đến.
– Tình huống truyện ngắn “Làng:
+ Tình huống 1: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Tình huống 2: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
b. Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện Làng:
* Tình huống 1: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
– Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xót xa, nhục nhã, tủi hổ rơi vào tâm trạng mòn mỏi, chán nản và tuyệt vọng đến vô cùng.
– Khẳng định: “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù” đã cho thấy quyết tâm và tình yêu nước mãnh liệt của nhân vật.
=> Đây được xem như là một tình huống tạo nút thắt trong câu chuyện.
* Tình huống 2: Khi nghe tin cải chính:
– Khi nghe tin cải chính, nhân vật như được hồi sinh, một niềm vui khôn tả khuấy động tâm can người nông dân tội nghiệp.
– Niềm hạnh phúc ấy biến thành hành động, ông phấn khởi mua quà cho con, sang nhà hàng xóm khoe tin nhà mình bị giặc đốt.
=> Tình huống thứ hai: tình huống mở nút, những xung đột bên trong nội tâm nhân vật được giải toả.
c. Nhận xét:
– Qua mỗi tình huống truyện, thế giới nội tâm nhân vật được bộc lộ
– Hai tình huống truyện đã góp phần vào việc khắc hoạ nhân vật, thể hiện chủ đề, giá trị tư tưởng cho tác phẩm.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của hai tình huống truyện.
II. Bài văn mẫu Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng của Kim Lân (Chuẩn)
Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài muôn thuở của thi ca. Mỗi một tác phẩm đều để lại trong lòng mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc về tình yêu làng, yêu quê hương đất nước. “Làng” của Kim Lân là một trong những tác phẩm đặc sắc viết về tình yêu làng của người nông dân trong xã hội xưa. Thông qua tình huống truyện độc đáo, nhà văn Kim Lân đã giúp nhân vật ông Hai bộc lộ được tình yêu làng, yêu nước và những phẩm chất đáng quý.
“Tình huống truyện” là những sự kiện, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Thông qua tình huống truyện, tính cách, vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, có hai tình huống truyện độc đáo: Khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. Qua tình huống truyện, nhà văn đã khai thác được thế giới nội tâm của nhân vật, tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét, từ đó, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất chất những người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Trước khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai yêu cái làng mình tha thiết, đi đến đâu ông cũng tự hào khoe về cái làng của mình. Với ông, làng Chợ Dầu là tất cả những gì thiêng liêng và quý giá nhất. Ngày đi tản cư, ông quyến luyến cái nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình, xa quê, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình làng mình khi thấy những người tản cư đến. Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xót xa, nhục nhã, tủi hổ, ông rơi vào tâm trạng mòn mỏi, chán nản và tuyệt vọng đến vô cùng. Quyết định “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù” đã cho thấy quyết tâm và tình yêu nước mãnh liệt của nhân vật. Đây được xem như là một tình huống tạo nút thắt, qua đó người đọc cảm nhận rõ nét hơn tâm trạng và tính cách nhân vật.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, nhân vật như được hồi sinh, một niềm vui khôn tả khuấy động tâm can người nông dân tội nghiệp. Niềm hạnh phúc ấy biến thành hành động, ông phấn khởi mua quà cho con, sang nhà hàng xóm khoe tin nhà mình bị đốt “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt sạch! Đốt nhẵn”. Người nông dân ấy vẫn vậy, chân chất, mộc mạc, đáng yêu, đáng quý biết bao. Với tình huống thứ hai, tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về ông Hai. Tình yêu làng nơi ông đã hoà vào lòng yêu nước, yêu kháng chiến, yêu bộ đội cụ Hồ. Như vậy, qua mỗi tình huống truyện, nội tâm nhân vật được bộc lộ rõ nét, từ đó, vẻ đẹp phẩm chất càng tỏa sáng, lấp lánh.
Mặt khác, chính hai tình huống truyện đã góp phần vào việc khắc hoạ nhân vật, thể hiện chủ đề, giá trị tư tưởng cho tác phẩm. Nhân vật ông Hai đã hiện lên trong tác phẩm với những đẹp đáng trân trọng. Đó là tình yêu làng giản dị mà sâu sắc, tình yêu đất nước bền chặt, vượt lên cả những tình cảm cá nhân chật hẹp. Trong trái tim người nông dân chân phương ấy là sự hòa quyện giữa lòng yêu quê hương và tình cảm thiết tha với Tổ quốc, dân tộc. Nhân vật ông Hai trở thành một nhân vật điển hình, là đại diện tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn, yêu cách mạng với ý thức giác ngộ cao, sống và chiến đấu vì quê hương, đất nước.
Có thể nói, bằng ngòi bút tài hoa và tình cảm tốt đẹp dành cho người nông dân, Kim Lân đã khéo léo xây dựng nên những tình huống vô cùng độc đáo, làm nên tầng giá trị lớn cho tác phẩm cả về tư tưởng và nghệ thuật.
—————-HẾT——————
Khám phá thêm những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai trong truyện Làng, Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân, Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, Phát biểu cảm nghĩ của về truyện Làng của Kim Lân.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)