Giáo dục

Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Đề bài: Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

phan tich tac pham thong diep nhan ngay the gioi phong chong aids

This post: Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS

Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
 

I. Dàn ý  Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Cô-phi An-nan và tác phẩm “Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS”

2. Thân bài
– Cơ sở pháp lí của bản thông điệp:
+ Nêu ra cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại HIV/AIDS vào năm 2001
+ Nêu “Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS” của các quốc gia đó
– Thực trạng và nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS
+ Thực trạng phòng chống AIDS: Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý  Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS tại đây

 

II. Bài văn mẫu  Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Chuẩn)

Người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc chính là Cô-phi An-nan, ông là một người có mối bận tâm sâu sắc đến vấn đề phòng chống dịch HIV/AIDS. Trong vai trò là Tổng thư kí Liên hợp quốc ông không ngừng kêu gọi mọi người, các chính phủ, tổ chức và các quốc gia đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS bên cạnh đó còn thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu. Tác phẩm “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” chính là thông điệp mà Cô-phi An-nan gửi tới nhân dân toàn thế giới.

Tác phẩm “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” là một loại văn bản nhật dụng, bản thông điệp nói về một vấn đề rất cụ thể, đang đặt ra trước mắt mỗi quốc gia, cá nhân trên thế giới, đó chính là vấn đề về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Bản thông điệp của Cô-phi An-nan còn là một văn bản có giá trị nghị luận to lớn bởi cách lập luận, cách sắp xếp luận điểm, luận cứ và những lời văn trang trọng giàu suy nghĩ và cảm xúc. Mở đầu bản thông điệp tác giả đã nêu ra những cơ sở pháp lý, cơ sở ấy bao gồm sự cam kết của các quốc gia trên thế giới đối với việc phòng chống AIDS vào năm 2001 “Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”. Bên cạnh đó là lời tuyên bố về việc phòng chống AIDS: “Các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS”. Đưa ra cơ sở pháp lý như vậy, tác giả thừa nhận ý nghĩa và sự thiết thực của tuyên bố nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra sự thiếu năng lực của những cam kết, tuyên bố đó bởi “những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với thực tế”.

Ngay sau đó, Cô-phi An-nan đã đề cập đến thực tế hiện trạng phòng chống AIDS trên toàn thế giới và những yêu cầu, nhiệm vụ của chúng ta. Công cuộc phòng chống AIDS đã đạt được một số kết quả như: Ngân sách cho phòng chống AIDS tăng lên, Quỹ toàn cầu cho phòng chống AIDS được thông qua, hàng loạt các quốc gia xây dựng chiến lược phòng chống AIDS, nhiều những nhóm từ thiện đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống AIDS tại nơi làm việc. Tuy nhiên đó chỉ là những kết quả bước đầu, thực tế còn rất nhiều vấn đề tồn tại “dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm”. Cứ mỗi giây phút trôi qua vẫn có người chết vì AIDS, tuổi thọ người dân giảm sút nghiêm trọng và sự lây lan đáng báo động của đại dịch này ở phụ nữ, ngay cả những khu vực trước đây rất an toàn. Tác giả Cô-phi An-nan trình bày vấn đề rất rõ ràng, cụ thể và thống nhất toàn diện, vấn đề phòng chống AIDS đã được nêu lên trên cả 3 phương diện: Sự thống nhất cam kết, hành động thực tế và kết quả đạt được. Bên cạnh đó những dẫn chứng số liệu thực tế đáng tin cậy giúp cho bản thông điệp có tính trung thực cao. Sau khi đặt ra những vấn đề còn tồn tại, tác giả đã đưa ra những nhiệm vụ mà các quốc gia và từng cá nhân phải nỗ lực thực hiện như “phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết”, “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”. Trước hết chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS đừng để nó nằm ở phía bóng tối, ngăn chặn những thái độ kì thị, phân biệt đối xử đối với người bị HIV/AIDS. Điểu quan trọng đó là chúng ta đừng bao giờ nghĩ mình có thể bảo vệ được chính mình, phải luôn ghi nhớ rằng “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ… im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Cuối cùng là lời kêu gọi phòng chống AIDS của Cô-phi An-nan “hãy cùng với tôi lên tiếng… đang vây quanh bệnh dịch này”, “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”. Tác giả nhấn mạnh chúng ta hãy lên tiếng đấu tranh đẩy lùi AIDS, mọi người phải sát cánh cùng nhau phá bỏ mọi rào cản im lặng, kì thị và phân biệt để giúp đỡ nhau chống lại đại dịch, có như vậy cuộc chiến của chúng ta mới có thể thắng lợi.

Như vậy có thể thấy, bản thông điệp của Cô-phi An-nan không chỉ cho nhân dân toàn thế giới hiểu được tầm quan trọng của công cuộc phòng chống AIDS đối với sự sống còn của nhân loại. Sức thuyết phục mạnh mẽ của bài văn đến từ suy nghĩ và cảm xúc chân thành của tác giả còn giúp cho các quốc gia, từng cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chung tay sát cánh đẩy lùi hiểm họa.

———————HẾT——————–

Sau khi tìm hiểu xong bài Phân tích tác phẩm thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, các em có thể tham khảo trên: Sơ đồ tư duy Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 hay nội dung Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 để việc học tập, phân tích văn bản được hiệu quả.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button