Đề bài: Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi
This post: Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi
Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi
I. Dàn ý phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi (Chuẩn)
– Giới thiệu về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi và văn bản Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả)
– Nêu vấn đề: Văn bản đã giúp cho mỗi chúng ta nhận ra những bài học về giá trị sống sâu sắc.
2. Thân bài
– Khái quát nội dung văn bản : Câu chuyện về bức thư của bố gửi En-ri-cô.
– Bài học cuộc sống sâu sắc thông qua câu chuyện:
+ Tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải trân quý.( bài học thứ nhất)…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi tại đây
II. Bài văn mẫu Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi (Chuẩn)
Nhà văn người I-ta-li-a: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những tấm lòng cao cả” đã cho thấy được vai trò của nhà trường và cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em. Một câu chuyện nhỏ trích từ cuốn sách là văn bản “Mẹ tôi”, ở đó, tác giả khiến người đọc nhận ra được những bài trị nhân sinh sâu sắc về cuộc đời và đạo làm người.
Văn bản “Mẹ tôi” được viết dưới dạng một bức thư. Câu chuyện xoay quanh sự việc cậu bé En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ khi nói với mẹ lúc cô giáo đến thăm nhà. Chứng kiến sự việc, bố của cậu đã viết một thức thư gửi cậu. Đó là một bức thư thật xúc động! Trong bức thư đó có cả thất vọng, cả trách mắng, cả động viên, hơn hết đó là những tâm sự chứa chan tình cảm của một người bố gửi cho đứa con trai mới chập chững vào đời. Tất cả mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đáng trân quý.
Bài học thứ nhất hẳn thật dễ dàng nhận ra: tình cảm gia đình là điều thiêng liêng và phải nâng niu. Trong bức thư, bố En-ri-cô đã thể hiện sự thất vọng, đó “như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Hình ảnh En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khiến người bố nhớ lại những vất vả, nhọc nhằn khi người mẹ ấy lo lắng cho En-ri-cô khi cậu ốm nặng, “người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn” . Rõ ràng, người mẹ đó có thể từ bỏ hết tôn nghiêm và tự trọng, sức lực và tính mạng để con mình khỏe mạnh, một người có thể nhận hết mọi điều tồi tệ của để con được bình an. Vậy thì, điều mà mẹ xứng đáng được nhận nhất không phải là sự vô lễ kia. Chúng ta đều hiểu rằng, cho dù mình lớn lên, trưởng thành thì trong lòng cha mẹ, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ mà thôi và tình yêu thương, sự sinh và cam chịu của mẹ cha thì vẫn thế. “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Trái tim người mẹ là vĩ đại nhất, bao la và rộng lớn nhất. Nếu dùng sự bội bạc để đối đãi sẽ làm cho trái tim đẹp đẽ ấy đau đớn, tổn thương, thế nhưng tình yêu đối với con sẽ không bao giờ thay đổi. Bố En-ri-cô đã nhấn mạnh rằng: Dù con có thành công bao nhiêu, giàu có bao nhiêu nhưng nếu làm mẹ buồn phiền thì cậu sẽ sống không thanh thản, day dứt và cắn rứt. Hơn tất cả, sự kính trọng với cha mẹ- người đã sinh ra và nuôi con trưởng thành chính là món quà đáng trân quý nhất để đền đáp những công ơn mà bố mẹ đã dành cho con.
Trong văn bản “Mẹ tôi”, ta sẽ tự đặt câu hỏi: Tại sao người bố không ngay lập tức thể hiện thái độ trực tiếp với con? Qua đó, người đọc nhận ra sự tinh tế trong việc giáo dục con cái của người bố. Ở đây, sự phẫn nộ của người bố bộc phát tuy kín đáo nhưng rất mạnh mẽ, tâm lý nhưng rất quyết liệt. Có lẽ, chính sự giáo dục đặc biệt này sẽ mang lại hiệu quả hơn cả những lời nạt nộ, răn đe hay đòn roi. Bóng dáng của người bố ấy qua cách dạy con cũng rõ rệt hơn, đó là người tràn ngập tình yêu đối với con nhưng không dung túng cho điều sai trái của con. Bố En-ri-cô lựa chọn phương pháp đánh vào nhận thức để cậu hiểu việc làm sai của mình, tuy cực kỳ bực tức trước thái độ của con nhưng ông vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh giúp con nhận ra và sửa đổi.
Bài học cuối cùng ta mong chờ và nhận ra có lẽ đó sẽ là thái độ của En-ri-cô. Đầu văn bản, người viết chỉ nói “tôi xúc động vô cùng”. Thế nhưng, thông qua sự xúc động đó, người ta thấy được sự ăn năn của En-ri-cô. Người viết không thể hiện một lời xin lỗi nào, nhưng có lẽ sự ân hận của cậu không chỉ qua lời nói mà còn cả hành động với người mẹ kính yêu của mình. Bởi lẽ, ai trong đời cũng phạm phải một sai lầm nào đấy, nhưng, điều cần thiết nhất là nhận ra và sửa lỗi sai đó. Đó không chỉ là bài học của En-ri-cô mà còn là bài học lớn, lan tỏa đến mỗi chúng ta.
“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương”, đó lời từ tâm can người cha gửi đến con, cũng là lời thức tỉnh để mỗi chúng ta nhận ra được giá trị cuộc sống này. Cha mẹ, gia đình chính là điều ta cần gìn giữ và vun đắp vì đó là cội nguồn, là cốt lõi. Gia đình là nơi sinh ra ta hình hài , dưỡng dục ta nên người, cũng chính là nơi để ta trở về sau những va vấp của cuộc đời. Vậy nên, đừng làm gì thương tổn đến thứ tình cảm thiêng liêng đó và hãy trân trọng những gì mà mình đang có!
Văn bản Mẹ tôi của A-mi-xi đã mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc, đó là những bài học về cuộc đời và cách để trở thành một con người hoàn thiện. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ vai trò của giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển mỗi cá nhân. Một người biết trân trọng nguồn cội, gốc gác, biết ơn người sinh thành thì ắt hẳn sẽ là một con người lương thiện.
——————–HẾT——————–
Khám phá đặc sắc nội dung cũng như những bài học sâu sắc được gửi gắm qua văn bản Mẹ tôi, bên cạnh bài Phân tích những bài học được rút ra từ văn bản Mẹ tôi, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Phân tích hình ảnh người mẹ trong Mẹ tôi, Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi, Suy nghĩ về tình cảm gia đình qua bài Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục