Giáo dục

Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đề bài: Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

phan tich nhan vat phang tin trong doan trich nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen

This post: Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
 

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Chuẩn)

1. Mở bài
– Giới thiệu những nét chính về về tác giả V.Huy-gô (đặc điểm con người, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu về đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (xuất xứ, khái quát những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích,…)
– Nêu vấn đề: Nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
2. Thân bài
– Phăng-tin là một người phụ nữ xinh đẹp và có tình yêu thương con sâu sắc
+ Chấp nhận làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ – bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm cũng chỉ mong có thể nuôi con.
+ Khi trên giường bệnh, cận kề bên cái chết, cô vẫn một mực lo cho con và nghĩ về con, luôn không nguôi hi vọng rồi Giăng Van-giăng sẽ có thể tìm con về cho mình…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Chuẩn)

Vích-to Huy-gô là nhà văn lãng mạn nổi tiếng của Pháp với nhiều tác phẩm tiêu biểu thuộc nhiều thể loại khác nhau – thơ, kịch, tiểu thuyết, kịch. Và có thể nói, tác phẩm “Những người khốn khổ” ra đời năm 1868 là một trong số những tiểu thuyết xuất sắc nhất của ông. Đọc “Những người khốn khổ” nói chung và đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói riêng, người đọc không chỉ nhớ nhân vật Giăng Van-giăng với tình yêu thương con người sâu sắc mà còn ấn tượng với Phăng-tin – một người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng lại ánh lên những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng.

Trước hết, Phăng-tin là một người phụ nữ xinh đẹp và có tình yêu thương con sâu sắc. Phăng-tin là một người con gái có tình yêu chân thành, mãnh liệt nhưng vì gặp kẻ bội bạc, bỏ rơi cô nên cô phải một mình nuôi con. Dẫu cuộc sống khó khăn và vất vả, cực nhọc nhưng Phăng-tin vẫn luôn dành cho con một tình yêu sâu sắc và mãnh liệt. Người phụ nữ ấy chấp nhận làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ – bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm cũng chỉ mong có thể nuôi con và lo cho con tốt hơn. Thậm chí, ngay cả khi trên giường bệnh, cận kề bên cái chết, cô vẫn một mực lo cho con và nghĩ về con, vẫn luôn không nguôi hi vọng rồi Giăng Van-giăng sẽ có thể tìm con về cho mình.

Phăng-tin là người phụ nữ có tâm hồn đẹp đẽ, có tình yêu thương con sâu sắc nhưng cuộc đời của cô lại gặp nhiều oan trái. Có một tình yêu chân thành, mãnh liệt nhưng cuối cùng lại bị bỏ rơi và có con nên khi vào nhà máy làm việc, cô đã bị sa thải chỉ vì có con hoang. Cũng kể từ đây, dường như cuộc đời cô đã bước sang một trang khác – cô đành phải gửi con và đi làm gái điếm để có tiền lo cho bản thân và nuôi con. Cô đã làm việc lao lực đến mức kiệt sức và cận kề bên cái chết. Trên giường bệnh cô vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại con và cô đã gửi niềm khao khát lớn lao ấy, gửi ánh sáng cuộc đời mình cho Giăng Van-giăng. Nhưng rồi Gia-ven đã bắt Giăng Van-giăng đi, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cắt đi niềm khao khát được sống của chị. Và để rồi, trong cơn hoảng loạn, bên làn ranh giữa sự sống và cái chết, người phụ nữ giàu tình thương yêu con đấy đã “run lên bần bật” với những tiếng khóc thương đau đến xé ruột “Con tôi! Chị kêu lên. Đi tìm con tôi! Thế ra nó chưa đến đây!…”. Lời thoại của nhân vật đứt gãy thành nhiều câu ngắn như chính nỗi đau nghẹn uất đến tột cùng trong trái tim của người mẹ đáng thương ấy. Và có lẽ, nỗi đau ấy, những tiếng khóc van ấy đã khiến chị thực sự “chị há miệng như muốn nói, từ trong họng thốt ra tiếng rên, răng đánh vào nhau cầm cập,…” rồi chị ngã xuống, đầu đập vào giường và tắt thở. Đến cuối cuộc đời mình, Phăng-tin đã chết với nỗi đau khôn nguôi khi chưa gặp lại được người con thân yêu của mình nhưng có lẽ chính những lời thì thầm của Giăng Van-giăng dành cho chị trước lúc chị ra đi mãi mãi đã làm cho chị có thể “nở nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.

Tóm lại, trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Vích-to Huy-go đã xây dựng thành công nhân vật Phăng-tin – người phụ nữ có tình yêu thương con sâu sắc nhưng lại có số phận bất hạnh. Đồng thời, qua đó nhà văn thể hiện sự đồng cảm của mình với số phận, cảnh ngộ bất hạnh, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ.

——————HẾT——————

Người cầm quyền khôi phục uy quyền là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Những người khốn khổ, sau khi học xong Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, các em có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 11 khác như: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Phân tích hai tính cách trái ngược của Gia-ve và Giăng Van Giăng trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button