Giáo dục

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.

dan y phan tich nhan vat chi dau trong tuc nuoc vo bo

This post: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

I. Dàn ý Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Chuẩn)

1. Mở bài

Chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm ” Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người nông dân trước những áp bức bất công.

2. Thân bài

*Hoàn cảnh:
– Gia cảnh nghèo, thuộc hạng cùng đinh trong làng
– Bắt đóng sưu cho cả người em chồng của chị vừa mất
– Phải bán cả con mình đi mà vẫn không đủ trả nợ
– Chồng bị hành hạ, đánh đập mới vừa được thả về

* Vẻ đẹp của nhân vật:
– Đảm đang, chu đáo, hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình.
+ Chị nhanh chóng nấu cháo cho chồng ăn lót dạ
+ Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an vừa ân cần hỏi xem chồng ăn có ngon miệng không…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Chuẩn)

Văn học hiện thực là nơi phản ánh chân thực nhất những lát cắt đầy phức tạp, đau thương của đời sống xã hội. Văn học Việt Nam trước năm 1945 đã tập trung tái hiện tình cảnh đáng thương, thống khổ đến cùng cực của người nông dân trong xã hội phong kiến. Một trong những tác phẩm hiện thực có giá trị tố cáo mạnh mẽ nhất là “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đặc biệt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chúng ta không chỉ thấy được sự bạo tàn của bọn cường hào, quan lại, nỗi khổ cực, thê thảm của người nông dân mà qua nhân vật chị Dậu mà còn thấy được sức sống, sức phản kháng mạnh mẽ bên trong những con người cùng khổ đáng thương ấy.

Chị Dậu vốn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Là hộ cùng đinh trong làng, đến mùa nộp sưu thuế, gia đình chị Dậu cùng bao gia đình khốn khó khác trong làng phải chạy vạy đến đáng thương mà vẫn không đủ tiền nộp cho bọn tham quan vô nhân tính. Đóng sưu cho chồng chưa xong, chúng còn bắt đóng sưu cho cả người em chồng của chị vừa mất, còn đau đớn nào hơn, tội ác thật ghê tởm của lũ người man rợ kia. Sưu người sống đã đành, đến người chết rồi cũng phải đóng sưu, để có tiền đóng sưu cho chồng và cả người em chồng đã mất, chúng khiến chị phải bán cả cả đàn chó, cả cái Tí con mình mà vẫn không đủ. Chao ôi, tình cảnh thật thương tâm, lũ sống không tình người kia sao có thể mạt hạng đến thế, một lũ giết người tàn ác, đày đoạ những người khốn khổ đến tột cùng.

Trước những áp bức bất công, bạo tàn chị Dậu vẫn mạnh mẽ cáng đáng, lo toan, làm trụ cột cho cả gia đình trước cơn bão tố. Trước hết, chị Dậu hiện với với vẻ đẹp của một người phụ nữ thủy chung, đảm đang mà giàu tình yêu thương, lo lắng cho chồng, cho con. Anh Dậu được thả về sau trận đòn roi khủng khiếp, những tưởng chết đi rồi, chị Dậu lo lắng vô cùng. Được cụ bà hàng xóm thương tình cho bát gạo nấu cháo cho chồng húp tạm, chị nhanh chóng nấu cho cả nhà ăn. Chờ cháo nguội, chị múc cho con một bát rồi mang đến chỗ chồng, dùng lời lẽ thật dịu dàng, ân cần để động viên chồng ăn đỡ lót dạ : “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp hít cháo cho đỡ xót ruột”. Chị lo lắng nhìn chồng ăn, vừa cố trấn an để chồng ăn ngon miệng vừa để ý xem tụi thu thuế có tới liền hay không. Dù trong lúc gay go nhất chị vẫn muốn dành chút thời gian cho chồng ăn, nán lại xem chồng ăn có ngon miệng hay không, hình ảnh chị Dậu hiện lên thật tình cảm, chu đáo và giàu đức hy sinh. Một người vợ hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng mình.

Khi chưa kịp húp hết bát cháo thì bè lũ cai lệ ập tới hòng bắt anh Dậu đi. Chị Dậu lo lắng cho sự an nguy của chồng, nhất là khi đang đau ốm này, chị cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị. Những lời xót xa cất lên nghe sao mà thảm thiết thê lương đến nghẹn lòng. Đó là những ân tình sâu nặng thể hiện tấm lòng thiết tha của một người vợ dành cho chồng, một tình thân đẹp đẽ và tình yêu thương giữa con người với con người. Điều đó đối lập hoàn toàn với sự bạo ngược, ngang tàng của bè lũ cai lệ, lý trưởng vô nhân tính kia. Trước bao lời van xin khẩn thiết cùng tình cảnh tội nghiệp đáng thương, bọn cai lệ không mảy may màng đến lời chị. Chúng thẳng tay đàn áp anh Dậu, trong tình thế ấy, chị Dậu đã đứng lên phản kháng đầy mạnh mẽ và quyết liệt để bảo vệ người chồng đang đau ốm của mình. Trước cường quyền, bạo lực, trước những áp bức chị không hề tỏ ra sợ hãi hay nao núng mà trái lại vô cùng mạnh mẽ, kiên cường, quyết tâm. Những lời văn xin chân thành bị cự tuyệt, chị đưa ra những lí lẽ thấu đáo, hợp tình: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.

Thật vậy, người bình thường cũng không ai có quyền được xâm phạm thân thể, hơn nữa lúc này này anh Dậu còn đau ốm không được chăm sóc đã đành, là người vợ , chị không thể làm ngơ được. Cách xưng hô từ “ông- con” sang “tôi -ông” đã cho thấy được sự kiên quyết trong lời lẽ, lúc này đây không phải là cuộc trò chuyện của kẻ dưới người trên mà là cuộc đấu giữ hai kẻ ngang hàng, không nhượng bộ. Anh Dậu bây giờ chính là mối bận tâm duy nhất trong chị, chẳng một thế lực hay ai khác có thể khiến chị phân tâm mà nhẫn nhịn. Bởi càng nhịn chúng càng lấn tới, càng áp bức. Khi chúng vẫn ngang nhiên hành hạ, chị nghiến chặt hai hàm răng của mình mà nói: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Sự căm phẫn lên đến tận cùng, nỗi uất hận lên đến đỉnh điểm khi chị dùng súc của người đàn bà lực điền khiến tên cai lệ ngã chổng khoèo. Bao nỗi cảm tức dồn hết vào hành động này. Một sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân, hơn hết là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, lên án cường quyền. Một hành động bộc phát nhưng thể hiện được vẻ đẹp trong tính cách của người phụ nữ, một người nông dân chân lấm tay bùn, thật thà lương thiện nhưng khi bị áp bức, khi chịu quá nhiều oan ức, bất công họ sẽ trỗi dậy, tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chính mình.

Hình ảnh chị Dậu hiện lên thật đẹp đẽ và đáng trân trọng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người nông dân. Qua hình ảnh ấy, ta càng thấy được bộ mặt tàn bạo, giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân phong kiến xưa, lấy bạo lực và lý lẽ bạo ngược để tồn tại đồng thời là tiếng nói thương cảm cho những số phận nghèo khổ, ca ngợi vẻ đẹp của những người phụ nữ giàu tình yêu thương.

——————HẾT—————–

Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất của tiểu thuyết Tắt đèn nói về vẻ đẹp cũng như sức phản kháng mạnh mẽ của người nông dân xưa. Bên cạnh bài Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, các em có thể tìm đọc: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ để mở rộng vốn kiến thức cho mình.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button