Giáo dục

Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Đề bài: Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

phan tich hinh tuong dong song trong bai ben kia song duong cua hoang cam

This post: Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
 

I. Dàn ý Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống (Chuẩn)

1. Mở bài

Sông Đuống được nhắc đến ngay từ nhan đề bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Con sông ở đây không chỉ là một địa danh mà tác giả muốn nhắc tới mà ở đây con sông là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm.

2. Thân bài

– Con sông Đuống như một nhân vật chứng kiến tất cả mọi sự đổi thay.
– Con sông Đuống làm ranh giới, nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Quá khứ truyền thống, đẹp đẽ – hiện tại tan tác, đau thương.
– Sông Đuống gợi sự hoài niệm, buồn bã, tấm lòng của tác giả với thực tại…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm (Chuẩn)

Sông Đuống được nhắc đến ngay từ nhan đề bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Con sông ở đây không chỉ là một địa danh mà tác giả muốn nhắc tới mà ở đây con sông là một hình tượng nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm.

Tất cả những gì đẹp đẽ, trân quý nhất, ước mơ hoài bão của nhà thơ đều ở bên kia sông Đuống. Con sông Đuống như một nhân vật chứng kiến tất cả mọi sự đổi thay, từ truyền thống cho tới hiện đại, từ ngày xưa cho tới ngày nay của Kinh Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Cầm lấy con sông Đuống làm ranh giới, tác giả muốn nhấn mạnh sự đối lập giữa bên này và bên kia, giữa quá khứ và hiện tại.

“Đám cưới chuột đang tưng bừng
Bây giờ tan tác về đâu”

Quá khứ yên bình, hạnh phúc ấy hiện tại còn đâu. Chính những gì ở quá khứ là khát vọng, là ước muốn của nhà thơ thì bây giờ đầy chỉ còn tan tác là những gì ở hiện thực. Sự đối lập giữa quá khứ truyền thống và hiện tại tan tác đã cho ta thấy được sự hoài niệm, buồn bã trước cảnh đau thương chia lìa, tan tác.

Không còn là tâm trạng hoài cổ, ở cuối bài thơ đã cho ta thấy sự khao khát, mong muốn của nhà thơ về những gì có trong quá khứ:

“Bao giờ về bên kia sông Đuống
Ta lại tìm em…”

“Bao giờ”? Cho đến bao giờ nhỉ? Cớ chăng, chính là những ngày khi không còn bóng quân giặc, không còn những hành động ghê rợn, tàn ác mất hết tình người kia. Lúc ấy sẽ chỉ còn “yếm thắm”, những dải “lụa hồng” ,những nụ cười” mê ánh sáng”,…mà thôi. Mọi thứ sẽ trở lại như quá khứ, như những ngày còn yên bình với những “bãi mía bờ dâu”, với “lúa nếp thơm nồng”,…

Những gì nhà thơ mong muốn, hướng tới chính là quê hương ở quá khứ. Là sự yên bình, no, hạnh phúc,…..

Qua cách thể hiện của nhà thơ, sông Đuống hiện lên như một con sông rất chân thực:

“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ.”

Dòng sông nằm nghiêng nghiêng, lay động một miền quê. Qua đó ta thấy được sự gắn bó sâu sắc của dòng sông với cuộc kháng chiến. Dòng sông ấy dường như luôn luôn vận động, nó không bao giờ tĩnh. Cũng chính vì vậy mà con sông cũng nổi giận, cũng đấu tranh cùng với con người và quê hương Kinh Bắc. Nó được Hoàng Cầm khắc họa:

“Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bọn giặc tơi bời…..”

Cả Sông Đuống, cả nhân dân, cả quê hương Bắc Kinh đang đấu tranh, đang chống chọi, đang cố thoát khỏi bóng tối để hướng tới ánh sáng, để tìm lại quá khứ yên bình, hạnh phúc. Hoàng Cầm đứng bên này sông nhưng những gì ông tả vẫn sinh động, chân thực tới lạ kỳ. Phải chăng bởi nó đã hằn sâu trong tâm tưởng người thi sĩ.

Một vùng quê đầy những thứ đẹp đẽ với những giá trị truyền thống đầy cao quý,…Và hiện thân cho vẻ đẹp của một Bắc Kinh xưa có lẽ phải nói tới người phụ nữ. Đó là “những cô hàng xén răng đen”,”những khuôn mặt búp sen”,”….Họ là hiện thân của cái đẹp, nhưng là của quá khứ. Còn giờ cái đẹp ấy đang bị kẻ thù dần dần xóa đi. Không chỉ dừng lại ở đó mà chính những phiên chợ, những loài vật cũng bị hủy hoại. Với những hình ảnh tả thực, tác giả đã cho ta thấy những gì tang thương, đau đớn nhất, nghẹn ngào nhất của thực tại đã mất đi bao điều đẹp đẽ xưa kia. Quá đó, những tội ác của bọn giặc, những hành động phi nhân tính của kẻ thù được tố cáo đầy mạnh mẽ và căm phẫn.

Với sự đối lập ấy, con sông Đuống đã trở thành một hình tượng nghệ thuật đầy độc đáo và thành công.

———————HẾT———————-

Tìm hiểu và phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, bên cạnh bài Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), lớp 12, Cảm nhận về hai đoạn thơ Bên kia sông Đuống và Đất nước, Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm).

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button