Giáo dục

Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu

Đề bài: Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu

phan tich gia tri bieu cam cua hai cau tho sau trong bai tho ong do cua vu dinh lien giay do buon khong tham muc dong trong nghien sau

This post: Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu

Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên

 

1. Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu, mẫu số 1:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. “Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: “mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

 

2. Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu, mẫu số 2:

Thơ là ảnh, là nhân ảnh… Từ một cái cụ thể hữu hình nổ thức dây cái vô hình bao la…Từ một cái điểm nhất định mà nó mở ra được một cái diện không gian và thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp… (Nguyễn Tuân)

Đến với hai câu thơ :
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, hẳn người đọc thấy day dứt mãi bởi một tấm lòng sứ điệp.

Ông đồ, chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Cả bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ, như một nghệ sĩ trong bức tranh xuân sắc màu tươi thắm, nhịp sống rộn rã đang Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay, nhưng đến khổ thơ thứ ba, ông đồ xuất hiện trong bức tranh thật buồn thảm:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Vẫn là bức tranh xuân, những cảnh tượng sao vắng vẻ:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu …

Hai câu thơ:

Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hóa dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.

Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời.

Thế mà nay Giấy đỏ buồn không thắm, còn Mực đọng trong nghiên sầu. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hóa, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.

Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhòa không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người.

Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.

Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.

Với hình ảnh nhân hóa gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ.

Đây có thế coi là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên. Thơ muốn làm cho người ta phải khóc, mình phải khóc. Phải chăng đây chính là tiếng khóc của Vũ Đình Liên về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.

——————-HẾT——————–

Bên cạnh Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu, các em có thể tìm hiểu thêm nội dung Phân tích, bình giảng: Ông đồ hay phần Phân tích bài thơ Ông đồ nhằm nâng cao kĩ năng làm văn của mình.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button