Giáo dục

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Đề bài: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

phan tich doan trich trong long me cua nguyen hong

This post: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ.

2. Thân bài

– Khái quát ngắn gọn nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ
– Nhân vật bà cô:
+ Là người thân ruột thịt của bé Hồng
+ Lời nói cay nghiệt, bụng dạ hiểm độc
+ Cố ý reo rắc ý nghĩ căm ghét mẹ vào đầu người cháu

– Nhân vật bé Hồng:
+ Sớm nhận ra mục đích của những lời nói thâm độc, thấy được vẻ mặt giả tạo “rất kịch” của bà cô.
+ Trước lời nói ác ý của bà cô Hồng chỉ im lặng
+ Thương mẹ, căm ghét những hủ tục xấu xa đã khiến cho mẹ phải khổ sở.
–> Luôn yêu thương và tin rằng mẹ sẽ trở về.
– Bé Hồng gặp lại mẹ

3. Kết bài

Cảm nghĩ về đoạn trích “Trong lòng mẹ”

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng (Chuẩn)

Được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em, nhà văn Nguyên Hồng đã có những trang văn giá trị mà cũng quá đỗi xúc động về hình ảnh người mẹ, người phụ nữ tần tảo, những đứa trẻ hồn nhiên nhưng có tuổi thơ bất hạnh. Thành công nhất có thể kể đến tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, đây được coi là những ghi chép chân thực, xúc động nhất về những tháng ngày tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả, trong đó đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã thể hiện sâu sắc tình yêu của cậu bé Hồng dành cho mẹ.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu”, đoạn trích tập trung miêu tả tình cảnh đáng thương của cậu bé Hồng: Bố mất sớm, mẹ bỏ đi vì sự hà khắc của gia đình nhà chồng. Bé sống nhờ họ hàng bên nội, thế nhưng cuộc sống ấy cũng chẳng mấy dễ chịu khi bà cô – người có quan hệ thân thiết lại nhẫn tâm buông những lời cay nghiệt để thỏa mãn sự ích kỉ, đố kị của bản thân, chia rẽ tình cảm giữa bé Hồng và mẹ. Đây cũng là một trong những đoạn trích cảm động nhất trong tập hồi kí khi làm nổi bật được tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu mẹ vô bờ bến của cậu bé Hồng.

Qua cuộc đối thoại giữa bà cô bé Hồng và bé Hồng, nhà văn Nguyên Hồng không chỉ cho người đọc thấy được hoàn cảnh đáng thương, tình yêu vô bờ bến của bé Hồng dành cho mẹ mà còn khắc họa đầy chân thực nét gian xảo, tàn nhẫn, lạnh lùng của bà cô bé Hồng.

Bà cô bé Hồng vốn là người thân ruột thịt của bé Hồng, đứng trên quan hệ huyết thống hay tình cảm thì lẽ ra bà cô phải là người cưu mang, chăm sóc cho bé Hồng. Thế nhưng sự hà khắc của bà ta cùng gia đình bên nội không chỉ bức ép khiến mẹ bé Hồng phải bỏ đi mà bà ta còn không ngừng reo rắc vào đầu người cháu những lời miệt thị, đặt điều đầy cay độc về người mẹ của mình. Trong cuộc trò chuyện với bé Hồng, bà ta đã hỏi Hồng “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”, nghe qua tưởng chừng đây là lời hỏi thăm, sự quan tâm của người cô dành cho cháu. Thế nhưng, chỉ cần nghe ngữ điệu châm chọc, giả tạo cùng bộ mặt “rất kịch” của bà ta thì có thể thấy đây là một người độc ác, thâm hiểm.

Người bà cô đâu vì quan tâm mà hỏi, mục đích chính của bà ta không chỉ khơi sâu sự tổn thương của bé Hồng mà còn mang ý xúc phạm đến mẹ của bé. Bà ta kể lại chuyện có người nhìn thấy mẹ bé ở Thanh Hóa, trên tay là đứa trẻ mới sinh, dường như mục đích của bà ta là gợi ra sự tủi thân, cảm giác bị bỏ rơi và hơn hết là muốn bé Hồng oán hận mẹ. Trước sự im lặng cùng nét mặt khổ sở của người cháu, bà ta không những không động lòng thương cảm mà tỏ ra vui sướng, thoải mãn, càng buông lời cay độc, tàn nhẫn. Khi đã thành công trong việc khơi dậy nỗi đau đớn, xót xa nơi người cháu, bà ta còn cố tình tỏ ra cảm thông, nói bằng giọng ngậm ngùi thương cảm nhưng lại mang đầy hàm ý của sự độc ác, nhẫn tâm: “Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu của cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ”. Từ những lời nói xảo trá, cay độc, thái độ giả tạo, trơ trẽn, bà cô đã tự phơi bày bản chất xấu xa, thâm hiểm của mình. Thái độ, lời nói của bà cô cũng chính là đại diện cho những định kiến khắc nghiệt, tàn nhẫn của xã hội xưa đối với người phụ nữ xưa.

Những lời nói cay độc, tàn nhẫn của bà cô không những không làm cho bé Hồng oán ghét mẹ mà ngược lại khiến bé Hồng càng thêm thương và yêu mẹ hơn. Trước câu hỏi đầy hàm ý của bà cô, bé Hồng đã nhận ra được sự cay độc trong lời nói, thấy được vẻ mặt cố tỏ ra thương cảm nhưng rất kịch của bà cô. Dù không đáp lại lời bà cô nhưng khóe mắt đã bắt đầu cay, trong lòng bé hiểu rằng mẹ nhất định sẽ quay lại, mẹ không bỏ rơi mà chỉ vì hoàn cảnh nên tạm để bé ở lại. Khi nghe bà cô nói rằng mẹ bé đã đi bước nữa với người đàn ông khác, thậm chí đã sinh em bé, Hồng đã khóc, khóc không phải vì giận mẹ mà vì thương mẹ, bé căm giận những hủ tục đã đầy đọa mẹ bé, Hồng ước chúng là những vật hữu hình như mẩu gỗ, cục thủy tinh để có thể nhai, căn đến nát vụn mới thôi. Hồng là một cậu bé nhạy cảm, giàu tình thương, đứng trước những lời rèm pha ác ý, em vẫn luôn tin tưởng, yêu thương mẹ.

Chi tiết bé Hồng gặp lại mẹ trong phần cuối của đoạn trích khiến cho bao độc giả vỡ òa trong sự xúc động.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực, đẹp đẽ nhất về tình mẫu tử. Ta không chỉ cảm động trước tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ mà còn bất bình thay đối với những con người lòng dạ hiểm độc, những hủ tục phong kiến đã đẩy người phụ nữ xưa vào con đường bất hạnh.

—————-HẾT—————–

Đoạn trích Trong lòng mẹ xoay quanh hai nhân vật bà cô bé Hồng và bé Hồng, bên cạnh bài Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, các em có thể tìm hiểu chi tiết về từng nhân vật qua bài Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ hay  Phân tích nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ để làm rõ ý kiến có những lời nói và hành động thể hiện bản chất tàn nhẫn, mất hết tình người đáng lên án.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button