Đề bài: Phân tích bài thơ Khuê oán để chứng minh nhận định sau: “Khuê oán là một đề tài thường gặp trong thơ. Những cấu từ đặc biệt của bài thơ này đã thể hiện quá trình tâm lý, bộc lộ được cả phần “tiềm ý thức” của người khuê phụ khiến bài thơ 28 chữ này rất tinh tế, đầy gợi cảm và đầy thuyết phục. Vì vậy đây là một bài thơ tiêu biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh”.
This post: Phân tích bài thơ Khuê oán để chứng minh nhận định sau
Bài văn Phân tích bài thơ Khuê oán
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Khuê oán để chứng minh nhận định
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả tác phẩm
– Dẫn dắt nhận định: “Khuê oán là một đề tài thường gặp trong thơ. Những cấu từ đặc biệt của bài thơ này đã thể hiện quá trình tâm lý, bộc lộ được cả phần “tiềm ý thức” của người khuê phụ khiến bài thơ 28 chữ này rất tinh tế, đầy gợi cảm và đầy thuyết phục. Vì vậy đây là một bài thơ tiêu biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh”.
2. Thân bài
* Hai câu thơ đầu:
– Sự thản nhiên của người vợ khi chồng đi ra nơi chinh chiến
– “Bất tri sầu”: Sự vô tâm, không thấy sầu lòng
– Vắng chồng, vẫn chưa thấy “sầu” mà vẫn tận hưởng ngày xuân, trang điểm, lên lầu ngắm cảnh.
* Hai câu cuối:
– “Màu dương liễu”: Hình ảnh đầy ẩn ý => Sự chuyển biến trong tâm trạng của người chinh phục => Từ vô tư sang nỗi cô đơn, buồn tủi
– Cuộc biệt ly tái hiện lại => thêm sầu
– Hối hận về việc đã làm: Đồng ý cho chồng lên đường chinh chiến.
* Nghệ thuật
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, biện pháp đối lập
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Khuê oán để chứng minh nhận định
“Khuê oán” – một tác phẩm nổi tiếng của Vương Xương Linh đồng thời cũng là một đề tài luôn được chú tâm trong xã hội phong kiến bấy giờ. Đó là cảnh vợ chồng phải chia tay vì người chồng phải đi nơi xa xôi chinh chiến. Đã có nhận định cho rằng: “Khuê oán là một đề tài thường gặp trong thơ. Những cấu từ đặc biệt của bài thơ này đã thể hiện quá trình tâm lý, bộc lộ được cả phần “tiềm ý thức” của người khuê phụ khiến bài thơ 28 chữ này rất tinh tế, đầy gợi cảm và đầy thuyết phục. Vì vậy đây là một bài thơ tiêu biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh”. Đi sâu vào từng câu chữ, ta có thể thấy rõ điều đó.
Một bài thơ vô cùng ngắn gọn và được mở đầu bằng hai câu thơ khiến độc giả không khỏi bất ngờ:
“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
(Trẻ trung nàng biết chi sầu
Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương.)
Người phụ nữ xuất hiện ngay đầu bài thơ là người chinh phụ, có người chồng phải ra nơi biên ải xa xôi chiến đấu. “Bất tri sầu”- kỳ thay, người chinh phụ này lại không mang trong mình một chút buồn tủi nào, cô ấy vẫn cứ vô tư mà đưa chồng ra chiến trận. Mở đầu bài thơ đã là một tình huống ngược với nhan đề, quả là một nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Ngày ngày, người thiếu phụ ấy, vẫn chăm chỉ quen với công việc thường ngày dù có thiếu bóng dáng của người chồng. Nàng biết tận hưởng những ngày xuân đẹp đẽ, luôn biết làm đẹp cho mình “ngưng trang”, biết lên lầu ngắm cảnh du xuân. Dường như lúc này, “sầu” của thiếu phụ chưa xuất hiện.
Nhưng rồi cảm xúc gì đến rồi cũng đến:
“Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.”
(Nhác trông vẻ liễu bên đường
“Phong hầu”, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi!).
Một sự xáo trộn, đảo lộn trong tâm trạng người thiếu phụ ấy. Hạnh phúc là khi có chồng ở bên cạnh, cùng chia sẻ ngọt bùi đắng cay, và giờ đây, nàng chợt nhận ra, nàng chỉ có một mình cô đơn lẻ bóng. “Màu dương liễu” – một hình ảnh ẩn dụ gợi hình, gợi tả khiến cho người thiếu phụ không khỏi suy ngẫm khi bắt gặp cành liễu xanh. Những cành liễu xanh rờn trước gió, uyển chuyển thướt tha, khiến người thiếu phụ nghĩ về những năm tháng tuổi trẻ của mình, đáng lẽ mình phải có chồng ở bên tận hưởng ngày tháng tươi đẹp ấy, mà mình lại đã lỡ để chàng đi tham gia trận chiến nơi xa xôi mà đeo đuổi “phong hầu”. Đồng ý cho chàng đi bởi muốn chàng lập công lao lớn, nhưng người vợ ấy đã hối hận vì để cho chàng đi, ở nơi biên ải xa xôi đầy hiểm nguy đó, không biết bao giờ chàng mới có thể trở về mà đoàn tụ với nàng.
“Khuê oán” – một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ vẻn vẹn với 28 chữ đã làm nổi bật lên nỗi ân hận của người chinh phụ đã để chồng đi tham gia chinh chiến. Với biện pháp nghệ thuật như hình ảnh ẩn dụ “dương liễu” kết hợp với phép đối trong tâm trạng của người phụ nữ đã khiến cho bài thơ trở nên đặc sắc hơn mà đầy sự tinh tế.
Có thể thấy nhận định “Khuê oán là một đề tài thường gặp trong thơ. Những cấu từ đặc biệt của bài thơ này đã thể hiện quá trình tâm lý, bộc lộ được cả phần “tiềm ý thức” của người khuê phụ khiến bài thơ 28 chữ này rất tinh tế, đầy gợi cảm và đầy thuyết phục. Vì vậy đây là một bài thơ tiêu biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh” là hoàn toàn đúng đắn. Bài thơ của Vương Xương Linh là một bài thơ hay, ý nghĩa, là tiếng nói tố cáo những trận chiến phi nghĩa khiến cho người người, nhà nhà trong cảnh chia ly phân tán. Hơn thế nữa, bài thơ còn nói lên khát vọng một cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc bên gia đình trên mọi miền đất nước từ quá khứ cho đến tương lai.
———————–HẾT————————
Khuê oán là bài thơ phản chiến đặc sắc của Vương Xương Linh, để hiểu hơn về cảnh ngộ đáng thương của người chinh phụ, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê, Sơ đồ tư duy bài Nỗi oán của người phòng khuê, Phân tích bài thơ Khuê oán, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Nỗi oán của người phòng khuê
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục