Đề bài: Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
This post: Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2
Văn mẫu phân tích nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Trong văn học Việt Nam, bà được coi là một hiện tượng độc đáo bởi nhà thơ là phụ nữ nhưng viết về phụ nữ rất đặc sắc. Trong dòng thơ Nôm của bà, hình ảnh người phụ nữ hiện lên mang vẻ đẹp và khát vọng hạnh phúc. Bài thơ Tự tình II – một bài thơ trong chùm thơ ba bài của Hồ Xuân Hương thể hiện tâm trạng vừa buồn tủi, phẫn uất trước thân phận éo le, bất hạnh, qua đó thể hiện khát khao được hạnh phúc.
Mở đầu bài ” Tự tình II” là nỗi buồn tủi tác giả trong khoảng thời gian đêm khuya:
” Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trong khoảng thời gian khuya, tối lẽ ra con người sẽ cảm thấy cô đơn, bé nhỏ. Xuân Hương cảm thấy cô đơn trước thời gian đang chảy trôi đó. Tác giả sử dụng lại mô tip “văng vẳng”, nếu ở Tự tình I là câu thơ ” Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” thì ở đây là “văng vẳng trống canh dồn”. Nó gợi lên sự gấp gáp liên tiếp của tiếng trống, nó gợi sự dồn dập của thời gian làm cho tâm trạng của con người thêm rối bời. Trong lúc đó thì tác giả cảm thấy ” trơ cái hồng nhan” đó là tâm trạng tủi hổ, bẽ bàng. Nó giống như cảnh Kiều bị bỏ rơi một mình ở lầu Ngưng Bích vậy. Còn “hồng nhan” lại chỉ vẻ đẹp của người thiếu nữ đi với ” cái” lại mang nghĩa rẻ rúng, khỉnh bỉ nhiều hơn. Câu thơ thể hiện tâm trạng bẽ bàng của tác giả trước không gian và thời gian đêm khuya.
Trong tâm trạng ấy, người phụ nữ tìm đến chén rượu:
” Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Mảnh trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Một bi kịch xảy ra khi trăng sắp tàn “bóng xế” mà lại “khuyết chưa tròn” để cho ta thấy rằng tuổi xuân của người phụ nữ sắp qua đi, sắp hết mà sao nhân duyên lại không trọn vẹn. Người phụ nữ ấy tìm đến chén rượu đê giải sầu để quên đi thực tại bẽ bàng này mà sao đắng cay quá “chén rượu hương đưa” hương rượu có vị đắng chát mà hương tình vẫn còn đó. ” say lại tỉnh” là hình ảnh gợi vòng luẩn quẩn tuần hoàn để họ càng thấy đau đớn hơn. Đọc câu thơ, ta lại nhớ đến tâm trạng của Kiều trong ” Nỗi thương mình”
” Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Xuân Hương đau đớn, ê trề hơn khi tình rượu là lúc bóng xế trăng tàn.
Sau đó, tác giả thểhiện nỗi phẫn uất của mình tan tỏa khắp trời đất ” Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn” Hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ trên vô cùng đặc biệt. Chúng là những sinh vật nhỏ bé như đám rêu xanh kia mà cũng vô cùng cứng cỏi. Nó mọc xiên ngang mặt đất. Đá thì rắn chắc để ” đâm toạc chân mây”. Biện pháp đảo ngữ đảo động từ lên trước “Xiên” ” đâm toạc” để thấy sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ co nhỏ bé mà cũng rất ngang bướng, rắn rỏi. Chính câu thơ này đã thể hiện bản lĩnh của Xuân Hương rất mạnh mẽ. Nhưng rồi bà vẫn không thể thoát khỏi quy luật của trời đất:
” Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Bà cảm thấy chán ngán, ngán ngẩm trước nỗi đời bạc bẽo, éo le này. Bởi “xuân đi xuân lại lại” một vòng quy luật của tạo hoa. Từ ” xuân” ở đây mang hai nghĩa, nó không phải chỉ mùa xuân mà nó còn chỉ tuổi xuân. Mùa xuân thì cứ tuần hoàn trôi mỗi năm thì tuổi xuân của người phụ nữ cũng vậy. Hai từ “lại lại” cũng rất đặc biệt, ” lại” đầu tiên chỉ thêm một lần nữa, còn ” lại” thứ hai lại là trở lại. Nghịch cảnh ấy lại đối lập với ” mảnh tình san sẻ” đã mảnh tình rồi lại phải phải san sẻ thành ít ỏi, chỉ còn lại ” tí con con”. Câu thơ đã thể hiện nỗi đau đớn vô cùng của thân phận làm lẽ. Nó thể hiện nỗi đau của người phụ nữ xưa khi có số phận éo le như vậy
Tự tình II là một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ mang nỗi buồn của người phụ nữ nhưng nó cũng mang sự cứng cỏi, mạnh mẽ đấm chất Bà Chúa Thơ Nôm. Bài thơ cũng thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, khát vọng sống của người phụ nữ xưa.
—————– HẾT—————
Thông qua việc tìm hiểu bài mẫu phân tích nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2, chúng ta có thể cảm nhận được cái tôi, sự yếu đuối cũng như niềm khát khao của Hồ Xuân Hương trước cuộc sống. Ngoài ra, để có thể hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm các bài viết: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tự tình 2, Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Bình giảng bài thơ Tự tình, Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương,…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục