Tổng Hợp

Nội dung học tập chuyên đề năm 2022 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chuyên đề năm 2022 là: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay”.

Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2020

This post: Nội dung học tập chuyên đề năm 2022 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Theo đó việc kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động, nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời, giám sát thường xuyên việc học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên, cán bộ cuối năm 2022 phải gắn liền với kết quả học tập và làm theo Bác. Ngoài ra các cán bộ đảng viên thực hiện Bản đăng ký Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vậy sau đây là Nội dung học tập Chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2022, mời các bạn cùng theo dõi.

Kế hoạch học tập Chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2022

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị, Chuyên đề toàn khóa và các văn bản chỉ đạo của Trung ương.

– Xác định rõ nội dung, công việc và lộ trình cụ thể thực hiện Chỉ thi số 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW trong năm 2022.

– Xác định Chuyên đề năm 2022 phù hợp với đặc điểm đặc thù của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, làm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Trung ương nhận thức sâu sắc nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hiểu rõ nội hàm Chuyên đề năm 2022; góp phần xây dựng đảng bộ, cơ quan trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Khối và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

2. Yêu cầu

– Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và chuyên đề năm 2022 phải đảm bảo 3 nội dung: Học tập Bác – Làm theo Bác – Nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tập trung vào những hành động, việc làm cụ thể đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

– Việc xây dựng nội dung chuyên đề hàng năm phải trên cơ sở vừa cụ thể hóa nội dung Chuyên đề toàn khóa, nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Khối về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Tổ chức việc học tập và làm theo Bác phải đảm bảo nghiêm túc, thiết thực, sáng tạo, phong phú về nội dung và hình thức, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, tránh phô trương, hình thức.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung Kết luận số 01-KL/TW, chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” và chuyên đề năm 2022 “Tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các cơ quan Trung ương”.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết quả học tập và làm theo Bác gắn với các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước, quốc gia, dân tộc; ngày thành lập, truyền thống của các đảng bộ, các cơ quan Trung ương, đặc biệt là nhân dịp Kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (11/4/2007-11/4/2022).

Tăng cường tuyên truyền về gương “người tốt, việc tốt”, tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, đặc biệt là sự gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị với việc học và làm theo Bác.

Các cấp ủy đảng ngoài nước tăng cường phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện những nội dung cơ bản, trọng tâm về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tới các đảng viên, các cấp ủy, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất ở nước ngoài” và Kết luận số 85-KL/TW ngày 19/8/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với cộng đồng quốc tế.

Đảng ủy Khối phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phim phóng sự: “Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương – 15 năm xây dựng và phát triển” nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (11/4/2007 – 11/4/2022).

3. Kết hợp chặt chẽ giữa học tập và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, các cấp ủy, tổ chức đảng cụ thể hóa, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nội dung Chuyên đề năm 2022 vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022 của cơ quan, đơn vị.

Các cấp ủy đảng rà soát chương trình hành động, kế hoạch, đề án… về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ 2020-2025, tiến hành bổ sung nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đảng.

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động hoàn thành việc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 vào quý IV năm 2022.

4. Cấp ủy các cấp tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên; đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cơ quan, đơn vị theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, thực hiện rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới các quy chế, quy định trong nội bộ. Chú trọng xây dựng môi trường văn hoá công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo khoa học về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Triển lãm ảnh giới thiệu chuẩn mực đạo đức và kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW.

5. Các cấp ủy đảng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp cho phù hợp với đặc thù, điều kiện thực tiễn của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Tập trung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK, ngày 25/01/2017 của Đảng ủy Khối về “Tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tình hình hiện nay” gắn với các quy định nêu gương của Đảng.

6. Cấp ủy đảng các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục công tác nghiên cứu toàn diện tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác – Lênin gắn việc nghiên cứu, vận dụng với giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Cấp ủy đảng các học viện, nhà trường phối hợp với ban lãnh đạo, ban giám đốc, ban giám hiệu lãnh đạo, chỉ đạo bổ sung nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nội dung chuyên đề toàn khóa và năm 2022 vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với trình độ nhận thức và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên các cơ quan Trung ương và thực tiễn của Đảng bộ Khối.

7. Cấp ủy các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW, Chuyên đề năm 2022. Trong đó, chú trọng việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch toàn khóa, hằng năm của cấp ủy và kế hoạch học tập làm theo của cá nhân và việc tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đảng uỷ Khối:

1.1. Giao Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối:

– Tham mưu xây dựng tài liệu học tập chuyên đề năm 2022; tổ chức Hội nghị để triển khai học tập chuyên đề năm 2022 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các đảng ủy trực thuộc, đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên cấp Đảng ủy Khối; tham mưu chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của Đảng ủy Khối. Phối hợp với cơ quan báo chí, truyền thông để tuyên truyền những nội dung cơ bản của chuyên đề 2022, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh.

– Chủ động tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Kết luận 01-KL/TW trong toàn Đảng bộ Khối và đánh giá kết quả thực hiện Chuyên đề năm 2022.

– Chủ động đôn đốc, nắm tình hình, hướng dẫn triển khai, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW gắn với thực hiện các nghị quyết, quy định Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

– Tham mưu tổ chức các hoạt động lớn nhân dịp các ngày kỷ niệm liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 15 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (11/4/2007-11/4/2022).

1.2. Giao Văn phòng Đảng ủy Khối bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận 01-KL/TW và Chuyên đề năm 2022 gắn với Chuyên đề toàn khóa ở Đảng bộ Khối.

1.3. Các ban, đơn vị Đảng ủy Khối căn cứ chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối phối hợp với Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Các đảng uỷ trực thuộc:

2.1. Ban thường vụ cấp ủy các cấp, trực tiếp là đồng chí bí thư cấp ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW và việc học tập Chuyên đề toàn khoá, Chuyên đề năm 2022. Ban tuyên giáo cấp ủy các cấp tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022.

2.2. Cấp ủy các cơ quan Trung ương được phân công thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch số 58-KH/BTGTW ngày 27/8/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp chặt chẽ với đảng đoàn, ban cán sự đảng và lãnh đạo các cơ quan Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu.

2.3. Căn cứ Kế hoạch này các cấp ủy đảng chủ động triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2022 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

Trong quá trình tổ chức, thực hiện, có vấn đề gì phát sinh, đề nghị cấp ủy, cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo với Ban Thường vụ Đảng ủy Khối (qua Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối) để hướng dẫn thực hiện./.

Các nội dung thực hiện chuyên đề năm 2022 

Để tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp nối những chuyên đề đã học tập trong thời gian qua và chuyên đề học tập toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn nội dung học tập chuyên đề năm 2022 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay”, nội dung cốt lõi của chuyên đề 2022 bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

Về cán bộ:

Tập trung nghiên cứu kỹ các vấn đề đạo đức của người cán bộ cách mạng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đây được xem là nền tảng, tiền đề và là cơ sở để người cán bộ, đảng viên phát huy tài năng, trí tuệ để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng; về tiêu chí đạo đức của người cán bộ cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; về vai trò của đạo đức đối với cán bộ theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương”.

Về công tác cán bộ:

Trong công tác cán bộ phải đánh giá đúng cán bộ. Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ; trong đó, công tác đánh giá cán bộ phải đúng, khách quan, toàn diện, phải chú ý đến năng lực, phẩm chất, hiệu quả công việc; người làm công tác cán bộ phải công tâm, minh bạch và có đầy đủ phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng. Chú trọng, công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện “đủ đức, đủ tài”, vững về kiến thức lý luận, tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng trong sáng. Công tác tuyển chọn, sử dụng và bố trí cán bộ phải khách quan, không thiên tư, thiên vị, không phân biệt người trong hay ngoài Đảng, phải đảm bảo đúng người, đúng việc và công tâm để cán bộ phát huy hết tài năng, sở trường của họ. Phải yêu thương chăm sóc cán bộ; phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ như: biệt phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi,…

2. Sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và các Quy định về nêu gương đã tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt, người đứng đầu các cấp luôn phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu, tự giác trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình cũng như trong thực hiện nhiệm vụ chức trách được phân công, góp phần xây dựng chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến trong tỉnh được nhân rộng, lan toả trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật … Để tiếp tục đấu tranh với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo bước đột phá trong cán bộ và công tác cán bộ thì yêu cầu “xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay” là cần thiết.

3. Những nội dung cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay, cần quán triệt và thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, đổi mới, tạo bước chuyển biến quan trọng về công tác đánh giá cán bộ

Đánh giá cán bộ là khâu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ, làm cơ sở cho việc phân loại, quản lý, sử dụng cán bộ. Đánh giá không đúng về cán bộ thì khó quy hoạch, quản lý, sử dụng đúng và hiệu quả, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong công tác tổ chức, cán bộ, chính sách, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; triệt tiêu nhân tố tích cực, thúc đẩy chủ nghĩa cơ hội, tiêu cực, suy thoái đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đổi mới về tư tưởng, tư duy, phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cơ hội; xóa bỏ quan niệm chủ quan duy ý chí, độc đoán chuyên quyền trong công tác đánh giá cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín. Coi trọng đánh giá chất lượng, hiệu quả, sản phẩm thực tế theo chức trách, nhiệm vụ được giao và đề cao trách nhiệm người đứng đầu”; việc đánh giá cán bộ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa đạo đức, nhân văn, khoa học và pháp lý. Có cơ chế kiểm soát được quy trình, mức độ tin cậy, chính xác của sản phẩm, kết quả công tác của cán bộ gắn với đánh giá được thực chất thái độ, động cơ chính trị, nghề nghiệp của mỗi cán bộ, công chức.

Coi trọng xây dựng môi trường văn hóa dân chủ, phản biện, tự phê bình và phê bình, bình đẳng, khách quan, công bằng, công khai trong đánh giá cán bộ và công tác cán bộ; tiếp thu nguồn thông tin phản ánh về cán bộ từ nhiều lực lượng, cá nhân và tổ chức, cộng đồng; được tổng hợp giữa sản phẩm, chất lượng, hiệu quả, kết quả công tác với “uy tín thật” về phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống của cán bộ, từ đồng nghiệp, tập thể, những nơi cán bộ làm việc, công tác và nơi cư trú, cùng các mối quan hệ gia đình, xã hội khác có liên quan.

Thứ hai, đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ

Công tác quy hoạch cán bộ cần tiếp tục được đổi mới theo hướng xây dựng “thị trường nhân tài” dồi dào, phong phú từ nhiều nguồn trong xã hội; tăng yếu tố “cạnh tranh”. Quy hoạch đúng để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng tầm, góp phần quan trọng vào phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và phòng, chống suy thoái chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần theo hướng tinh giản, tối ưu, hiệu quả, luôn “mở và động”, để cán bộ “có lên có xuống, có vào có ra”. Coi trọng phát huy dân chủ, tính công khai, minh bạch trong công tác cán bộ vừa tạo điều kiện cho cán bộ trong “diện quy hoạch” có cơ hội phấn đấu, học tập, rèn luyện, cống hiến, khẳng định trước tập thể, tổ chức, cộng đồng, xã hội; vừa tạo điều kiện cho các lực lượng có liên quan, nhất là đồng nghiệp, quần chúng nhân dân theo dõi, đánh giá, phê bình, giúp đỡ, bảo vệ và lựa chọn cán bộ; đồng thời khuyến khích, động viên những cán bộ chưa được đưa vào quy hoạch phấn đấu; kịp thời phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ và trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thứ ba, đổi mới công tác chính sách, cơ chế, quy định kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ

Tiếp tục khảo sát thực tế để cải cách, bổ sung, ban hành, chỉnh sửa, hoàn thiện chính sách, cơ chế, quy định công tác cán bộ toàn diện, bảo đảm tính khoa học và thực tế khả thi đối với tất cả các khâu, các bước, các nội dung, công việc của công tác tổ chức, cán bộ; nhất là cơ chế, chính sách thu hút, lựa chọn, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng cán bộ gắn với thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tiêu cực ngay trong quy trình xây dựng, ban hành tới các bước triển khai thực thi chính sách, quy chế, quy định.

Kiểm soát đồng bộ cả cá nhân đến tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, quản lý ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là bộ phận trực tiếp chuyên trách, tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ gắn với kiểm soát nhân sự cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong diện quy hoạch. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực gắn với chế tài pháp lý chặt chẽ. Đổi mới, thực hiện tốt cơ chế, chính sách trên cơ sở kiểm soát tốt quyền lực, vừa đảm bảo chất lượng cán bộ, vừa phòng, chống được tiêu cực, vừa tinh giản biên chế, cơ cấu lại nhân sự theo vị trí việc làm, vừa sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức, bị kỷ luật, mất uy tín với tập thể và Nhân dân.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương gắn với cơ chế, chính sách, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, cải thiện cuộc sống, môi trường, điều kiện làm việc… điều này có tác động trực tiếp đến lòng nhiệt huyết, tình cảm, niềm tin, ý chí, thúc đẩy nỗ lực đổi mới sáng tạo. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, đảm bảo thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình, thủ tục công tác cán bộ; quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong quản lý, sử dụng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc quyền quản lý. Bảo đảm thực sự dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch trong từng nội dung, từng khâu, từng bước, từng việc làm của tổ chức, cán bộ gắn với chính sách khen thưởng, kỷ luật.

Kiên trì, kiên quyết, đoàn kết lực lượng để kịp thời bảo vệ có hiệu quả những cá nhân, tổ chức, lực lượng tích cực phòng, chống tiêu cực, nhất là nạn “chạy chức, chạy quyền” trong công tác cán bộ; dám bảo vệ cái đúng, cái tích cực, tiến bộ và đấu tranh với cái sai trái, tiêu cực, lạc hậu; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, dám chịu thiệt thòi, hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích chung.

Tiếp tục nâng cao nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng và toàn thể đảng viên về công tác cán bộ, từ đó tăng cường trách nhiệm từ lựa chọn cán bộ, rèn luyện cán bộ đáp ứng yêu cầu về năng lực, phẩm chất trong tình hình mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; các tổ chức Đảng, đảng viên cần xác định rõ nội dung để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch làm theo gắn với nhiệm vụ, chức trách được giao. Mỗi chi bộ, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị đăng ký một mô hình cụ thể để xem xét, kết hợp với kiểm điểm, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cuối năm.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button