Giáo dục

Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận

Câu hỏi:

Nêu nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận

Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng giang nói riêng, nỗi buồn trong cả bài thơ và nỗi buồn trong thơ mới là gì? Tràng Giang – Huy Cận là một trong hai tác phẩm thơ mới mang nỗi buồn đặc trưng cùng với Đây Thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, nỗi buồn mà các tác giả này gặp phải chính là một nỗi buồn mênh mang nhưng lại thấm đẫm trong từng lời thơ. Đây cũng là một chủ đề thường được nhắc tới trong Văn mẫu 11, đặc biệt là văn học trong thời kì mới.

This post: Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận

Khổ đầu của bài Tràng Giang cũng đã thấm đượm nỗi buồn, nhưng lại mang một cảm xúc mới cho người đọc. Kết hợp cùng với các kiến thức toàn bài được tổng hợp trong phần Soạn bài Tràng Giang – Huy Cận, các bạn cùng tìm và kết hợp với phần lời giải dưới đây để có câu trả lời tốt nhất nhé.

Trả lời:

+ Bài thơ mở ra bằng cảnh tượng sông nước mênh mông, bát ngát và nỗi buồn cũng trải ra bất tận, khôn cùng. Động từ “gợn” khiến nhiều người thắc mắc khi liên hệ với hoàn cảnh ra đời bài thơ. “Sóng gợn” gợi tả những vòng xoáy đang lan ra, loang ra, gối lên nhau, xô đuổi nhau đến vô tận giống như nỗi buồn âm thầm mà da diết, khôn nguôi.

+ Từ “tràng giang” được đặt ngay sau (sóng gợn tràng giang) khiến người ta có cảm giác những con sóng cứ nối nhau đến tận cuối trời sông nước và cùng với nó là nỗi “buồn điệp điệp”. Gí thi sĩ và người đọc đều bị cuốn vào “điệp điệp” những con sóng và “điệp điệp” những nỗi buồn – nỗi buồn chồng chất tầng tầng, lớp lớp.

+ Câu một tả sóng, câu hai tả những luồng nưóc: “Con thuyền xuôi mái nước song song”. “Xuôi mái” có thể là con thuyền nương theo dòng nước mà trôi, có thể là con thuyền bất lực ngay cả với mái chèo của mình, lênh đênh cho dòng nước cuốn đi. Không gian vừa mở ra theo chiều rộng, vừa vươn theo chiều dài gợi lên cái không cùng của vũ trụ vô biên. Cái nhỏ nhoi của con người càng nổi bật trên cái mênh mông, xa vắng của trời rộng, sông dài. Ngược lại, cái mênh mông, hoang vắng của trời nưóc càng tô đậm thêm cảm giác lẻ loi, cô đơn của con thuyền.

Hai câu đầu của bài thơ thấp thoáng âm hưởng hai câu thơ trong Đăng cao của ĐỖ Phủ:

Vô biên lạc mộc tiên tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.

(Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc – Dòng sông dài vô tận nước cuồn cuộn trôi)

Huy Cận đã ngấm thơ Đường từ thời niên thiếu. Thơ Huy Cận mang âm hưởng Đường thi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cái “tôi” Huy Cận là cái “tôi” thơ mới. Cũng là nghệ thuật đối xứng và cách dùng từ láy nhưng Huy Cận đã đẩy những từ láy xuống cuối câu tạo nên những dư ba, âm hưởng vang xa như dội mãi vào vô biên. Cảm giác buồn cứ dâng mãi bao trùm cả không gian mênh mông từ mặt sông, con sóng, dòng nước, con thuyền.

Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang - Huy Cận
Con thuyền cô đơn, vô định, xuôi dòng nước mà như không

Hai câu thơ mang một nỗi sầu lớn bởi vì nó còn gợi cảm giác chia lìa, không gắn bó. Con thuyền cô đơn, vô định, xuôi dòng nước mà như không có mối liên hệ với nước, đi với dòng để chia li với dòng.

+ Câu thứ ba cũng gợi cảm giác chia lìa: thuyền về một ngả, nước lại một đường, khối sầu tỏa đi khắp trăm ngả buồn thương. Nỗi buồn ở hai câu trước tuy có “điệp điệp” nhưng chưa đủ kiến tạo cảm giác cô liêu. Đến câu thứ ba, từ “buồn” chuyển sang “sầu”, nỗi buồn có sự tăng cấp, dòng nước đã đồng nghĩa với dòng sầu. Dòng sầu thảm trong lòng nhà thơ đã tuôn chảy ra hòa vào trăm ngả dòng sông. Đây là thời điểm mà tâm hồn thi nhân đã nhập vào cảnh một cách trọn vẹn.

+ Câu thứ tư có một chi tiết tưởng vụn vặt, tầm thường nếu đặt vào hệ thống thi liệu thơ cổ điển. Nhưng đây lại là một câu thơ hiện đại tuyệt bút. Nhà thơ không nói một cánh bèo, một cánh hoa hay một chiếc lá mà chọn một cành củi khô, chính xác là “củi một cành khô”. Cách đảo từ cho thấy rõ hơn cái khô cùa củi, cái bé nhỏ, gầy guộc của cành. “Củi một cành khô” mà “lạc” những “mấy dòng” giữa “trăm ngả” sầu thương thì thật đáng sợ, thật khủng khiếp. Đấy là thân phận của những kiếp phù sinh bé nhỏ, lênh đênh, lạc loài nổi trôi giữa dòng đời vô định. Đấy là hiện thân của cái tôi cá nhân tự ý thức thấy mình bơ vơ giữa cõi người, bé nhỏ giữa dòng đời và trở thành tha hương trên chính quê hương mình.

Âm hưởng chung của bài thơ là buồn, nỗi buồn thấm vào từng câu, từng chữ, “Suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm chảy ra lai láng” (Hoài Thanh). Bài thơ tạo một không khí vừa cổ điển, vừa hiện đại. Huy Cận không miêu tả cảnh vật theo một trình tự nhất định. Dường như tác giả không có ý định khắc họa một bức tranh đầy đủ vể thiên nhiên mà tất cả chỉ nhằm tô đậm ấn tượng về một nỗi buồn đìu hiu, xa vắng trải dài vô tận theo không gian và thời gian. Mỗi khổ thơ thực chất là sự triển khai khác nhau của nỗi buồn.

—–

Với việc phân tích Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận ở trên, các em học sinh sẽ có được cái nhìn ban đầu nhưng đã khái quát về cảm xúc chung của toàn tác phẩm. Từ đó tư duy mạch cảm xúc để phân tích toàn bộ tác phẩm một cách mạch lạc nhất.

Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận gây ấn tượng và khiến người đọc lập tức phải suy ngẫm, cùng Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu và phân tích sâu hơn về nỗi buồn đó và nỗi buồn trong thơ mới

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button