Niềm tin là gì? Vai trò của niềm tin trong cuộc sống? Sức mạnh, ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu toàn bộ về niềm tin nhé.
Niềm tin là gì? Khái niệm về niềm tin
Niềm tin là cách bạn cảm nhận và tin tưởng vào một điều gì đó. Có thể điều đó là tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai, nhưng bạn tin và chắc chắn nó sẽ xảy ra theo đúng hướng mà bạn nghĩ. Thế nhưng, niềm tin cũng có 2 loại là niềm tin tích cực và niềm tin tiêu cực. Ngoài ra chúng ta còn biết thêm một khái niệm nữa của niềm tin đó là niềm tin giới hạn.
This post: Niềm tin là gì? Vai trò của niềm tin trong cuộc sống?
Niềm tin tích cực là gì?
Là thứ niềm tin cho bạn cảm xúc đặc biệt. Nó giúp cho bạn có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu, mong muốn và dự định của mình. Nó định hướng cho bạn có những quyết định và hành động đúng đắn. Ví dụ bạn tin mình sẽ là người thành công, và bạn nỗ lực vào điều đó.
Niềm tin tiêu cực là gì?
Là thứ niềm tin xuất hiện khi mà bạn tự cho rằng điều bạn nghĩ là tiêu cực. Việc bạn tự nhận hoặc đánh giá sự việc theo hướng yếu kém cũng là thứ niềm tin khiến bạn đi vào ngõ cụt. Ví dụ: Bạn có niềm tin vững chãi rằng mọi người đang vô cảm, cả thế giới đang đi vào hồi diệt vong, nó dẫn đến việc bạn chẳng muốn làm gì cả.
Niềm tin giới hạn là gì?
Niềm tin giới hạn là định nghĩa xuất hiện trong tâm lý học hiện đại. Nó được sử dụng để chỉ những suy nghĩ, quan niệm, định kiến hoặc thiên kiến của bạn đối với sự vật sự việc. Những quan điểm chuẩn về những việc được phép và không được phép làm. Những suy nghĩ đó dẫn đến hành động, và những hướng đi mang tính nhất quán nào đó. Niềm tin giới hạn buộc chủ thể phải thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đồng thời Những hành động đó chỉ xuất phát và được thực hiện bởi 1 chủ thể nhất định. Nó không vi phạm pháp luật, không được thực hiện bởi các chủ thể khác.
Một cách tổng quát:
Niềm tin là bộ lọc tự nhiên giúp lựa chọn thông tin từ đó chỉ lối cho mọi hành động của bạn. Niềm tin là thứ cảm xúc đặc biệt, nó không nhất thiết phải là những gì mình thấy. Nhưng niềm tin thường xuất hiện và có xu hướng hình thành khi bạn nhìn thấy điều gì đó phù hợp với hệ tư tưởng và kiến thức nền của bạn. Đồng thời khi niềm tin xuất hiện, bạn cũng thường có xu hướng loại bỏ những thông tin trái chiều đối nghịch với niềm tin của bạn. Đó được gọi là cảm xúc niềm tin, điều này dẫn đến việc thiếu đánh giá sự vật sự việc một cách khách quan.
Vai trò của niềm tin trong cuộc sống?
Niềm tin cho phép bạn có động lực tiến về phía trước. Niềm tin giúp bạn giữ vững quan điểm, lập trường, và hành động một cách có định hướng. Ai cũng có niềm tin cho riêng mình, nhưng đôi khi bạn mất phương hướng và mất niềm tin vào điều gì đó. Điều đó quả thật là tồi tệ. Vậy vai trò của niềm tin là gì
Niềm tin tạo động lực
Bạn của tôi, nếu bạn muốn có được thành công nhất định bạn phải có niềm tin. Đặc biệt là tin tưởng vào bản thận, tin tưởng vào năng lực làm việc, vào tương lai, và tin tưởng năng lực trinh phục của bạn. Bạn biết đấy, nếu bạn là người có năng lực; nhưng bạn không dám hành động, không dám đối mặt với thử thách đó chính là biểu hiện của thiếu niềm tin vào chính mình. Nếu bạn có niềm tin vào bản thân, tin tưởng vào những gì mình có thể làm được thì xác suất để bạn thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Niềm tin là cánh cửa
Lựa chọn tin vào chân lý, đó là cánh cửa giúp bạn mở ra bầu trời tri thức. Nếu bạn hình thành cho mình một hệ tương tưởng lớn và đúng đắn, bạn sẽ mở toang cánh cửa định kiến. Niềm tin sẽ cho bạn sức mạnh để vượt qua mọi giới hạn và định kiến xã hội. Nếu bạn tin vào thiên chúa, phật giáo, thì rõ ràng hành động của bạn đang hướng về những gì bạn cho là tốt đẹp. Galileo Galilei là người nổi tiếng với câu nói ” Dù sao trái đất vẫn quay”. Chẳng phải là người mở toang cánh cửa khoa học nhờ vào niềm tin của mình đó sao.
Niềm tin tạo năng lượng tích cực
Niềm tin tạo cho bạn năng lượng vô cùng to lớn, xoá bỏ mọn rào cản, sự lười biếng của bạn. Tất nhiên thứ niềm tin mà tôi nhắc đến ở đây phải là niềm tin tích cực. Niềm tin giúp chúng ta khơi dậy những sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi chúng ta.
Niềm tin kéo theo lòng nhiệt thành, tinh thần ham học hỏi. Nó mang đến bạn năng lượng tràn đầy, khiến bạn trở nên mạnh mẽ và thu hút. Niềm tin cho phép bạn kết nối với những năng lực khác, những suy nghĩ và hành động khác trong bạn. Ví dụ: niềm tin giúp bạn lạc quan, yêu đời, giúp bạn có mục tiêu, giúp bạn kết nối mọi người xung quanh….
Niềm tin là liều thuốc của ước mơ
Ước mơ, và khát khao là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng khi ước mơ được đóng đinh bằng niềm tin nó sẽ trở thành khát khao. Bạn có ước mơ, có niềm tin nó sẽ giúp bạn luôn nỗ lực hành động. Người thành công sớm là người sớm xây dựng cho mình một ước mơ; có được niềm tin kiên định và sự nỗ lực không ngừng. Ở một khía cạnh nào đó, khi bạn có niềm tin bạn sẽ có động lực hoàn thành bất cứ điều gì. Hãy sống có chất dừng phí hoài cuộc đời bạn vì những việc không đâu, và những niềm tin tiêu cực.
Nguồn gốc và Bản chất của Niềm tin
Niềm tin tích cực có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của bạn. Nhưng rốt cuộc nguồn gốc của niềm tin từ đâu mà có. Bản chất của niềm tin là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu.
Nguồn gốc của niềm tin là gì?
Niềm tin không bỗng dưng mà có, nó được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời mỗi con người. Với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cuộc đời bạn sẽ có những hệ quan điểm về niềm tin khác nhau.
Niềm tin có nguồn gốc từ môi trường xung quanh
Yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng đến hệ thống niềm tin của bạn đó là môi trường xung quanh bạn. Có rất nhiều những yếu tố từ môi trường ảnh hưởng và quyết định đến yếu tố niềm tin của bạn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ toàn những người nghèo khó, và tuyệt vọng, bạn sẽ hình thành cho mình một niềm tin tiêu cực. Nhưng nếu bạn gặp tôi và những người bạn của tôi, người người thành công từ 2 bàn tay trắng. Bạn sẽ xây dựng cho mình một niềm tin tích cực cho tương lai.
Niềm tin đến từ nền tảng kiến thức
Yếu tố thứ hai quyết định đến hệ thống niềm tin của bạn chính là nền tảng kiến thức của bạn. Những người có học thức và có hệ nền tảng kiến thức tốt thường có những hệ niềm tin tích cực hơn những người khác. Bạn càng hiểu biết bạn càng tin tưởng vào bản thân, vào những gì bạn có thể làm được. Và càng hiểu biết hệ niềm tin của bạn càng đúng đắn và chuẩn mực hơn.
Niềm tin đến từ những biến cố
Hệ tư tưởng và niềm tin của bạn thường thay đổi khi cuộc đời bạn có những biến cố lớn. Đôi khi chỉ cần một sự biến động lớn trong cuộc đời bạn; nó sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và hệ thống niềm tin của bạn. Tôi lấy ví dụ, nếu bạn đang làm ăn phát đạt bạn sẽ không tin vào vận rủi. Chúng ta đang có hệ tư tưởng nho giáo, chẳng phải chúng ta đã tiếp nhận niềm tin vào chủ nghĩa mác khi có chiến tranh xảy ra đó sao.
Niềm tin đến từ những gì bạn thấy
Những gì bạn nghe bạn thấy thường cho bạn sự tin tưởng lớn hơn so với những nguồn tiếp cận khác. Chả thế mà các cụ có câu, mắt thấy tai nghe đó sao. Con người có xu hướng tin vào những gì mình trực tiếp chứng kiến. Thế nhưng không phải những gì bạn thấy cũng là đúng. Vì vậy hãy cẩn thận khi tin vào những điều này.
Bản chất của niềm tin là gì?
Bản chất của niềm tin là gì? Đó là sự tích tụ và đúc kết của hàng loạt các hệ tương tưởng, kiến thức nền, hình ảnh và cảm xúc bên trong mỗi con người.
Niềm tin là sự tích tụ hệ kiến thức
Khi nhắc đến niềm tin là gì? Người ta sẽ nghĩ ngay đến định nghĩa niềm tin là sự tích tụ của kiến thức. Thông thường đây là nguồn gốc sâu xa nhất của niềm tin. Khi bạn tích luỹ cho mình đủ một lượng kiến thức nhất định lúc này niềm tin sẽ xuất hiện. Không kiến thức không niềm tin. Đó là câu tôi thường nói, cho dù nó là tích cực hay tiêu cực; cho dù đúng hay sai bạn cũng phải có kiến thức và hiểu biết về nó bạn mới có niềm tin.
Ví dụ tôi tin tôi là kẻ thất bại. Rõ ràng tôi phải có sự hiểu biết và đánh giá nhất định nào đó về bản thân; tôi mới có niềm tin này. Nguyên nhân là tôi thấy tôi giao tiếp kém, thiếu kiến thức, thiếu tự tin, nên tôi tin tôi thất bại. Bạn thấy đấy, bạn nhận ra điều đó có nghĩa là bạn có sự hiểu biết về bản thân rồi đó.
Niềm tin là sự cố chấp
Bản chất thứ 2 của niềm tin là gì? Đó là sự cố chấp. bạn không nghe nhầm đâu. Bản chất của niềm tin là sự cố chấp, bạn sẽ rất khó tiếp thu những nguồn thông tin đối nghịch với hệ niềm tin của bạn. Bạn chắc chắn vào những gì bạn tin, đó chẳng phái sự cố chấp hay sao. Chỉ có điều sự cố chấp này có thể đúng có thể sai, có nghĩa là nó không hoàn toàn là cố chấp tiêu cực.
Niềm tin là cảm xúc cường độ cao
Niềm tin là thứ cảm xúc có biên độ và nhịp độ nhất định. Niềm tin tương tự như con lắc lò xo vậy. Trừ thứ niềm tin sắt đá, mạnh mẽ mãnh liệt, đôi khi nó là ngu muội. Thì niềm tin luôn có biên độ dao động của nó. Khi tác động 1 “lực” vào lò xo niềm tin, thì nó sẽ bị lay động. Và khi bạn tác động 1 “lực đủ mạnh”, thì lò xo niềm tin biến dạng hoàn toàn, dẫn đến hệ niềm tin thay đổi. Nắm bắt được những điều này những nhà tâm lý thường tập chung khai thác điểm yếu trong niềm tin. Thông qua đó điều chỉnh hệ niềm tin của bạn đi đúng quỹ đạo của nó. Điều đó giúp bạn có được những niềm tin tích cực đóng góp cho cuộc sống.
Cách xây dựng niềm tin là gì?
Làm thế nào để xây dựng được niềm tin tích cực, và làm thế nào để người khác tin vào bạn? Điều đơn giản là khi bạn có niềm tin tích cực và hành động tích cực từ đó bạn sẽ xây dựng được hệ niềm tin đúng cho riêng mình. Đồng thời để có được niềm tin từ người khác bạn cần nỗ lực sống tốt, sống đẹp và cho đi thật nhiều từ trái tim. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về những cách để xây dựng niềm tin nhé.
Cách để có niềm tin tích cực
Có 3 yếu tố tác động vào hệ thống niềm tin bên trong bạn bao gồm: Môi trường sống, Nền tảng kiến thức, và ước mơ. Theo đó mỗi một yếu tố sẽ có các tác động khác nhau vào niềm tin của bạn. Hãy tạo ra cuộc sống tích cực và không ngừng cải thiện kiến thức từ đó bạn sẽ tránh được những niềm tin sai lầm. Vậy cách cụ thể để tạo ra niềm tin là gì
- Môi trường lành mạnh: Bạn muốn có niềm tin tích cực? Điều đầu tiên bạn cần đó là tạo dựng một môi trường sống tích cực. Loại bỏ hoàn toàn những con người, những bạn bè, hoặc từ bỏ môi trường sống mà bạn cho là ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đời bạn. Hãy nhớ rằng môi trường tác động rất lớn đến hệ niềm tin của bạn. Ví dụ: Người dân Triều tiên sống trong môi trường nước họ và được tuyên truyền Triều Tiên là quốc gia văn minh nhất thế giới. Và tất nhiên người dân sống trong quốc gia đó tin rằng như vậy. Vì vậy hãy chọn cho mình một môi trường sống lành mạnh và tích cực từ đó xây dựng cho mình hệ niềm tin
- Nâng cao hiểu biết: Để tích cực hơn, nền tảng kiến thức là quan trọng, hiểu biết của bạn, những gì bạn học được ảnh hưởng đến những gì bạn nghĩ và những gì bạn tin. Bạn không thể tốt lên nếu bạn ngừng học hỏi nâng cao trình độ. Hãy luôn luôn trau dồi kiến thức và kĩ năng trong bạn.
- Xây dựng ước mơ: Hãy nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Ước mơ hoài bão sẽ giúp ban đi đúng hướng trên con đường tương lai, và hình thành cho bạn niềm tin đúng đắn. Ước mơ sẽ tác động đến niềm tin trong bạn và niềm tin trong bạn sẽ tác động ngược trở lại vào trong ước mơ của chính bạn.
Cách để có được niềm tin của người khác
Để cho người khác có được niềm tin vào bạn buộc bạn phải hành động và chứng minh cho người xung quanh thấy bạn có thể tin tưởng được. Vậy thì cách duy nhất để có được niềm tin là hãy hành động đúng đắn, giúp đỡ người khác và lan toả giá trị thật nhiều. Bạn cho đi càng nhiều giá trị bạn càng tạo dựng được niềm tin tích cực từ người khác. Cách thức để xây dựng niềm tin từ người khác là gì?
- Học cách xây dựng thương hiệu cá nhân. Trong một chia sẻ gần đây của tôi vềthương hiệu cá nhân là gì, tôi đã nhắc đến một trong những vai trò to lớn của thương hiệu là tạo dựng niềm tin. Thương hiệu cá nhân chính là cách mà mọi người nhìn nhận và nói về bạn. Nếu bạn đầu tư đúng đắn cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân bạn sẽ có được niềm tin của người khác.
- Hãy giữ lời hứa: Nếu không làm được thì đừng hứa và nếu đã hứa hãy cố gắng thực hiện. Cho dù lời hướng là vô cùng nhỏ, cho dù là hứa với chính bản thân mình. Một khi đã hứa hãy cố gắng thực hiện đúng, đủ, và nhiệt thành nhất có thể. Đừng để người khác mất niềm tin vào những gì bạn nói.
- Hãy hành động: Rõ rằng hành động là cách chứng minh tốt nhất những gì bạn muốn truyền tải. Bạn muốn tạo dựng được niềm tin bạn hãy hành động nhiều hơn. Có như vậy thông qua những gì bạn làm mới tạo dựng được niềm tin cho người khác.
- Cho đi nhiều hơn: Cho đi nhiều hơn là một cách để tạo dựng niềm tin. Nhiều bạn nghĩ rằng cho đi là phải thể hiện bằng giá trị vật chất. Nhưng thực tế thì không như vậy. Bạn có thể cho đi kiến thức hiểu biết và những giá trị mà bạn có. Bạn cho đi càng nhiều thì niềm tin mà người khác đặt vào bạn càng lớn.
Con người sẽ ra sao khi không có niềm tin trong cuộc sống?
– Con người khi sinh ra phải mang niềm tin tất yếu đối với cuộc sống. Một cuộc sống có ý nghĩa là một cuộc sống mà trong đó, con người biết họ cần làm gì, họ phải sống thế nào, và nhất là họ cảm thấy mình quan trọng. Một cuộc sống có niềm tin, có lý tưởng thì khi đó, con người ta mới biết phấn đấu, dũng cảm đấu tranh để mang lại lợi ích cho chính mình. Thử hỏi, không có niềm tin con người sẽ thế nào? Họ mất niềm tin vào cuộc sống, họ sẽ cho rằng xã hội chỉ toàn sự dối trá, họ có tư tưởng và phản ứng chống đối lại xã hội, dần dần, họ không biết thế nào là đúng, thế nào là sai, mà cuộc sống của họ chỉ dựa theo sự tác động của xã hội.
– Một niềm tin tích cực khi con người có suy nghĩ tích cực. Chỉ khi có suy nghĩ tích cực, những hành động mà họ làm, những điều mà họ nói mới hướng đến những điều tích cực. Có rất nhiều nhận thức sai lầm, dẫn đến những hậu quả không đáng có.
– Mất niềm tin vào cuộc sống, khiến con người khó hòa nhập vào xã hội, (vì họ không tin tưởng vào xã hội), từ đó làm họ có xu hướng sống khép tin, thu mình lại và ít chia sẻ với mọi người xung quanh. Từ đó, mối quan hệ gắm kết, sẻ chia, yêu thương giữa người với người lại bị hạn chế đi rất nhiều.
Hình ảnh khơi dậy niềm tin
Những hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy sức mạnh của niềm tin, giúp bạn tin tưởng hơn để luôn duy trì những niềm tin tích cực trong cuộc sống nhằm hướng đến những điều tốt đẹp nhất.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được niềm tin là gì cũng như vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp