Nhà văn Anh Đức: Tiểu sử, cuộc đời và những tác phẩm nổi bật
Nhắc đến những nhà văn giai đoạn 1945 – 1975 thì cái tên Anh Đức có lẽ đã rất quen thuộc với bạn đọc. Là một trong những nhà văn nổi tiếng thời kỳ ấy, ông từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá bởi những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Tiểu sử, cuộc đời của ông gắn với những năm tháng chiến tranh khốc liệt của lịch sử.
Nội dung chính
This post: Nhà văn Anh Đức: Tiểu sử, cuộc đời và những tác phẩm nổi bật
1. Tiểu sử và sự nghiệp văn học nhà văn Anh Đức
Anh Đức (1935 – 2014) tên thật là Bùi Đức Ái, sinh ra và lớn lên ở Châu Thành, An Giang.
Ngày nhỏ, ông học ở trường trong làng ở thành phố Cần Thơ. Cho đến năm 13 tuổi ông bắt đầu tham gia phục vụ kháng chiến với các công việc: Chuyển sách, chuyển giấy tờ, công văn… cho một vài tạp chí lớn nhỏ như: Lá lúa, Văn nghệ Miền Nam của Chi hội văn nghệ kháng chiến. Cũng từ đây, Bùi Đức Ái bắt đầu hành trình viết văn.
Tài năng chưa bao giờ đợi tuổi, đối với Anh Đức cũng vậy, năm 17 tuổi, Bùi Đức Ái đã viết, xuất bản tập truyện ngắn Biển Động và nhận giải thưởng Cửu Long. Những năm tháng sau đó lần lượt các tác phẩm khác được ra đời khẳng định tên tuổi của ông trong nền văn học nước nhà.
Nhà văn Anh Đức hồi còn trẻ
Bùi Đức Ái tham gia hoạt động kháng chiến khi còn rất trẻ, ông đã cống hiến và nhận được nhiều giải thưởng giá trị. Năm 1953, ông về làm ở báo Cứu quốc Nam Bộ ông giữ vai trò quan trọng trong việc biên tập, quản lý ở đây.
Tài năng văn học của ông không phải ngẫu nhiên mà được tỏa sáng, đó đều là nhờ thành quả của quá trình học hỏi, tìm tòi của Bùi Đức Ái. Năm 20 tuổi – Những ngày chập chững trong sự nghiệp viết văn của ông, khi ấy Đoàn Giỏi là một nhà văn tên tuổi, danh tiếng trong thời kỳ này. Biết đến Đoàn Giỏi như một cơ duyên, ông đã nhờ nhà văn Đoàn Giỏi xem và nhận xét các tác phẩm của mình. Lúc này, người đầu tiên phát hiện ra năng khiếu văn học của ông cũng là Đoàn Giỏi, với những góp ý của Đoàn Giỏi và khả năng văn học thiên bẩm của mình, kỹ năng viết của nhà văn ngày một nâng cao.
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, Bùi Đức Ái được gặp và tiếp xúc với nhiều nhà văn tên tuổi tại Hà Nội, trong đó có nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – Người từng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm rất nhiều cho Anh Đức.
Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – Người giúp đỡ Anh Đức rất nhiều trong sự nghiệp viết văn
Đặc biệt, trong số những đàn anh của mình, Anh Đức hết sức kính trọng Nguyễn Tuân – Một cây viết gạo cội lúc bấy giờ. Nguyễn Tuân từng nói với Bùi Đức Ái ” Trong sáng tác không có già trẻ gì hết, mỗi anh đều có cái sự sinh của mình, biết đâu cái thằng trẻ nó bật ra những cái bất ngờ mà mình không có được”. Lời nói này ngụ ý muốn Anh Đức mạnh dạn hơn, tiến bộ hơn và nó như một liều thuốc bổ loại bỏ mọi sự tự ti mặc cảm cho Anh Đức.
Bên cạnh đó, ông còn đi thực tế nhiều nơi, trải nghiệm cuộc sống nơi kháng chiến, chiêm nghiệm thêm kiến thức về văn học. Từ đây, cánh cửa văn chương cũng dần hé mở để đón chào Bùi Đức Ái, mỗi chuyến đi, mỗi cuộc gặp gỡ đều là nguồn cảm hứng để ông viết nên những tập truyện ngắn được bạn đọc đón nhận rộng rãi.
Năm 1962, ông trở lại Miền Nam với bút danh Anh Đức. Thời gian tập kết ở Bắc là khoảng thời gian ý nghĩa đối với ông, nó tôi luyện, mài rũa nên một cây bút tài năng như ông. Chính vì thế, sau khi quay về Miền Nam, ông bắt đầu đặt tay vào viết những tác phẩm hồi ký nổi bật nhất phải kể đến Bức thư Cà Mau và Hòn đất – Hai tác phẩm tiêu biểu về kháng chiến, về con người Nam Bộ đã được đưa vào chương trình phổ thông giảng dạy.
Có thể nói, Anh Đức chưa qua bất kể một trường lớp đào tạo văn chương nào, các trường viết văn nổi tiếng thời đó ông cũng chưa đặt chân đến, chính thực tế cuộc sống đã tạo nên một cây viết như ông.
Khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông về Hồ Chí Minh và tiếp tục nghiệp viết của mình. Hàng loạt tác phẩm thời gian này được ra đời như: Miền sóng vỗ, Cái bàn bỏ trống,… Tuy nhiên, hầu hết các truyện ngắn viết sau giải phóng vẫn còn mờ nhạt, chưa tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả.
Những tác phẩm mà ông sáng tác, có truyện đã được chuyển thể thành phim như Hòn đất, Một chuyện phép ở bệnh viện ( Hình ảnh đại diện là chị Tư Hậu) với những nhân vật đại diện cho người Nam Bộ xưa giàu ý trí, nghị lực như chị Tư Hậu, anh Sứ… đều là người anh hùng của cuộc chiến tranh gian khổ giành lại độc lập dân tộc.
Ông từng làm Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (1960), hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957), Phó chủ tịch kiêm Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 1995 – 2002), Đại biểu Quốc hội khóa VII, Ủy viên Ban thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa II, III, IV, giữ chức Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI…
Từ năm 1996 đến 2003, ông là cộng tác viên của Sức khỏe và Đời sống cuối tuần được xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông luôn dành thời gian chăm chút cho từng bài báo.
Năm 2004 nhà văn bị tai biến mạch máu não, dẫn đến hôn mê sâu trong 4 năm liền. Đến năm 2008, ông thoát khỏi tình trạng hôn mê sâu một cách kì diệu, sức khỏe cũng dần ổn định.
Ngày 22 tháng 8 năm 2014 ông đã chút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Thống Nhất ( Thành phố Hồ Chí Minh) hưởng thọ 79 tuổi để lại bao nỗi nhớ thương vô hạn trong tâm trí những người mến ngộ.
2. Nét đặc trưng trong phong cách văn chương của nhà văn Anh Đức
Mỗi một nhà văn có một hồn văn khác nhau, điều đó tạo nên sự riêng biệt cho họ. Bút danh Anh Đức với những điểm mới mẻ:
2.1. Giọng văn tả thực, cô đọng, kịch tính khắc họa chi tiết chân dung nhân vật
Nói đến phong cách văn chương của bút danh Anh Đức, có nhiều ý kiến cho rằng: Văn ông thấm đượm chất trữ tình mà lãng mạn, mang một nét điềm đạm thanh thoát riêng. Điều đó được thể hiện rõ nét trong từng tác phẩm của nhà văn.
Nhà văn Anh Đức đã viết bằng cả trái tim của mình, đi sâu tìm hiểu khám phá từng số phận con người. Chính vì thế, tác phẩm của ông có chiều sâu trong việc khắc họa tâm lý, chân dung nhân vật. Hầu hết nội dung cốt truyện đều dựa vào câu chuyện có thật lúc bấy giờ vậy nên nó mang đến tính chân thật, kịch tính.
Với kiến thức uyên thâm về lịch sử, về cuộc sống ông đã cho ra đời những tác phẩm đem đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc: Thù hận và tình yêu, khổ đau và hạnh phúc cái chết và sự sống, niềm vui và nỗi buồn… Văn phong vừa quyết liệt vừa đằm thắm.
Các tác phẩm của Anh Đức sau khi trở lại Miền Nam là sự hồi ký về những gì của cuộc sống, của chiến tranh ông kể lại một cách thực nhất không hề có một chút tô vẽ nào. Từ đó, người ta có thể hiểu về nỗi thống khổ mà người dân phải chịu đựng.
Nhân vật trong những tác phẩm của ông đều bình dị, mộc mạc mà chân thật
2.2. Xây dựng thành công tính cách nhân vật
Nhân vật mà bút danh Anh Đức xây dựng đều có nét đặc trưng riêng nhưng đó lại là điểm chung của người dân Nam Bộ xưa yêu hòa bình, dũng cảm tràn đầy khí thế cách mạng. Họ là những người chín chắn trong suy nghĩ, sôi nổi khoáng đạt trong tâm hồn, kiên quyết trong hành động, chân thật trong tình cảm bạn bè, lứa đôi…
Cụ thể: Nhân vật cô Quế trong tác phẩm Khói, chú Ba trong Đứa con, ông Tám trong Đất… Không ai là giống ai nhưng lại có những điểm chung, đức tính tốt đẹp của người Nam Bộ. Hay trong tác phẩm Một chuyện chép ở bệnh viện nhà văn Anh Đức đã lột tả rõ nét tính cách nhân vật chị Tư Hậu – Một người mẹ thương con, người vợ yêu chồng, người chiến sĩ yêu nước cùng những cảm xúc vui buồn, lo lắng của chị được miêu tả chân thực.
Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông luôn là những người đẹp nhất không có sự đối lập giữa ngoại hình và nội tâm. Ngoài ra ông còn lấy chính cái tình huống khốc liệt của từng giai đoạn để khắc họa rõ hơn sự mạnh mẽ trong từng nhân vật.
2.3. Ngôi kể độc đáo, ngôn ngữ linh hoạt
Anh Đức thường sử dụng ngôi thứ nhất để kể câu chuyện của mình, đôi khi chính ông là người chứng kiến câu chuyện đó và ông đã kể lại. Văn phong mang tính trần thuật tăng tính thuyết phục với độc giả.
Ngôn ngữ được nhà văn sử dụng vô cùng tỉ mẩn, trau chuốt mang nét riêng ở từng tác phẩm. Lúc thì ngôn ngữ mang tính trữ tình, lúc lại hào hùng, có khi lại là ngôn ngữ nhân vật thể hiện cho con người Nam Bộ yêu nước, yêu quê hương.
Với tài tả cảnh, kể chuyện, liên tưởng nhạy bén, khả năng quan sát tinh tế đã giúp ông có được những tác phẩm để đời giá trị.
3. Các tác phẩm nổi bật
Bước chân vào làng văn học khi mới 17 tuổi, bút danh Anh Đức đã để lại cho hậu thế những tác phẩm nổi bật trong đó phải kể đến:
3.1. Hòn đất
Tác phẩm Hòn đất được phát hành năm 1966, thuộc thể loại tiểu thuyết. Hòn đất được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng việt, sau đó được tái bản và dịch, xuất bản ra nhiều thứ tiếng: Pháp, Nga, Nhật, Trung Quốc, Đức, Anh… là một trong những ấn phẩm làm nên tên tuổi của bút danh Anh Đức.
Được nhà văn Anh Đức viết sau những ngày tập kết từ Bắc trở về Nam, tiểu thuyết là sự hồi ký lại những năm tháng chiến trang cam go, khốc liệt.
Cuốn tiểu thuyết là tiêu biểu hiện thân cho thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Miền Nam đất nước. Nội dung chủ yếu kể về câu chuyện tại Hòn đất trong năm 1961. Hòn đất là một cái hang để để đội du kích (17 người) xã ẩn náu quân thù. Các chiến sĩ cách mạng với vũ khí thô sơ phải chống lại lực lượng quân thù hùng mạnh cùng trang thiết bị hiện đại với hành động nham hiểm: Lấy thuốc nổ phá đường, phá hang, đốt khói thổi vào hang, bỏ thuốc độc… Song ý chí của đội du kích vẫn quật cường, họ vượt mọi khó khăn gian khổ ở lại Hòn đất.
Hòn đất là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Anh Đức
Các anh chiến sĩ, cô du kích qua ngòi bút của nhà văn từng nét tính cách riêng được lột tả rõ nét. Tinh thần hy sinh quên mình vì tổ quốc của các anh chị làm nhiệm vụ cách mạng thực sự đã chạm đến trái tim độc giả.
Tiểu thuyết Hòn Đất đã phản ánh hiện thực khốc liệt của cách mạng Miền Nam lúc bấy giờ, đồng thời làm sáng lên phẩm chất cao đẹp ở từng nhân vật, tiểu biểu trong đó chính là phẩm hạnh yêu nước, yêu chồng, thương con, lo lắng cho đồng chí của chị Sứ, nỗi đau của má Sáu, sự giác ngộ của hạ sĩ Cơ…
Bằng cảm xúc thật, giọng văn mộc mạc ngay từ khi mới ra đời Hòn đất đã gây được tiếng vang lớn. Đây cũng là tác phẩm được bộ giáo dục trích giảng dạy ở bậc phổ thông và đại học trong nhiều năm liền.
3.2. Một chuyện chép ở Bệnh viện
Nhân dịp tập kết ngoài Bắc, nhà văn được đi nhiều nơi gặp gỡ nhiều người, trong đó có bà Nguyễn Thị Huỳnh. Nhờ cơ duyên gặp gỡ người phụ nữ này tại bệnh viện Việt – Xô, Hà Nội, ông đã cho ra đời tiểu thuyết “ Một chuyện chép ở bệnh viện” (1957).
Tác phẩm này của nhà văn có sức lay động mạnh mẽ đến người đọc. Bùi Đức Ái đã đi sâu khắc họa tâm lý nhân vật chị Tư Hậu từ nỗi căm hờn, đấu tranh với giặc đến tình yêu, nỗi niềm thương nhớ với người chồng đã mất… đều được ông khắc họa lại.
Nội dung cuốn tiểu thuyết kể về nhân vật chị Tư Hậu – Một người phụ nữ trẻ, với nghị lực sống phi thường mang trong mình căn bệnh lao hạch cấp tính. Chị Tư Hậu là cô gái mồ côi, khi lớn cũng như bao người phụ nữ khác, chị cũng lập gia đình và sinh con với anh Tư Khoa. Từng bị một tên đồn trưởng đồn Hiệp Hưng làm nhục nhưng chồng chị vẫn luôn yêu thương an ủi chị hết mực. Anh Tư Khoa là một chiến sĩ cách mạng, anh hy sinh quên mình vì tổ quốc. Cuộc đời như địa ngục với chị Tư Hậu nhưng vì con chị tiếp tục sống.
Chị Tư Hậu kết nạp Đảng và tham gia kháng chiến, dù nhiều lần quân thù bày mưu hãm hại chị nhất là vụ dùng hai con của chị để đe dọa nhưng chị vẫn không chịu khuất phục. Sau cùng hòa bình lập lại, chị làm công nhân dệt may trong một nhà máy, bệnh lao hạch cũ tái phát chị được các y bác sĩ chữa trị tận tình và qua cơn hiểm nghèo. Cuộc sống hứa hẹn bao điều tốt đẹp đang chờ đón chị.
Chị Tư Hậu là hình mẫu lý tưởng tồn tại mãi với thời gian, đại diện cho cái thiện, cái đẹp
Tác phẩm là sự đan xen giữa tính sử thi và tính tiểu thuyết. Anh Đức đã thành công khi đem đến cho độc giả một tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai tính này.
Đây là hai tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Anh Đức, giống như hòn đất Một chuyện chép ở bệnh viện cũng được đưa vào chương trình phổ thông phục vụ công tác giảng dạy. Ngoài ra Anh Đức còn cho ra đời rất nhiều những tác phẩm khác nhau, cụ thể đã được Mầm Non Ánh Dươngbooks tổng hợp lại như:
- Biển động (1952)
- Lão anh hùng dưới hầm bí mật (1956)
- Biển xa (1960)
- Bức thư Cà Mau (1965)
- Giấc mơ của lão vườn chim (1966)
- Đứa con của đất (1976)
- Miền sóng vỗ (1985)
- ………………………
Anh Đức thuộc thế hệ các nhà văn gắn bó sâu sắc với cuộc sống, con người Nam Bộ. Ông sống và trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khốc liệt, ngòi bút của ông đã phần nào tố cáo được tội ác của bọn thực dân, đế quốc đồng thời ngợi ca những con người đã đánh đổi cả cuộc đời mình cho đất nước. Những tác phẩm mà ông để lại đều là những giá trị tốt đẹp về cách mạng, về con người Nam Bộ bất khuất mà kiên cường.
4. Các giải thưởng danh giá nhà nước trao tặng cho nhà văn Anh Đức
Anh Đức đã dành trọn cuộc đời của mình để cống hiến cho nền văn học và cách mạng nước nhà. Thành công của ông đã được ghi nhận xứng đáng qua các giải thưởng:
- Năm 1952, ông được trao giải thưởng Văn nghệ Cửu Long do ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và chi hội văn nghệ tổ chức
- Năm 1958, bút danh Anh Đức cho ra đời tác phẩm Một chuyện chép ở bệnh viện và Con cá sông. Hai tập truyện đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ.
- Năm 1963, kịch bản chị Tư Hậu do ông sáng tác đã đạt huy chương bạc ở liên hoan phim quốc tế Matxcova.
- Năm 1965, Anh Đức hoàn thiện tập truyện Hòn đất và Bức thư Cà Mau. Hai tập truyện giúp ông nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu danh giá.
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật cho 3 tác phẩm: Hòn đất, Bức thư Cà Mau, Một chuyện chép ở bệnh viện.
Sống 79 mùa xuân, Anh Đức đã một đời cầm bút, một đời viết văn. Bao nhiêu năm lịch sử đã đi qua nhưng những tác phẩm của ông vẫn còn nguyên giá trị, những nhân vật; chị Tư Hậu, cô Quế, chú Ba… như vẫn hiện hữu quanh đây. Mặc dù nhà văn Anh Đức đã đi xa, nhưng ông đã để lại cho đời những cái đẹp nhất về cuộc sống con người, khơi dậy và thắp sáng niềm tin nơi độc giả.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục