Nghị luận về đức tính chăm chỉ, phân tích đề và hướng dẫn cách lập dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu tham khảo được Mầm Non Ánh Dương sưu tầm và tuyển chọn với nội dung bàn về đức tính chăm chỉ để các em có thêm tư liệu viết bài
Cùng bắt đầu nhé!
This post: Nghị luận xã hội về đức tính chăm chỉ
Bạn hiểu như thế nào là chăm chỉ?
– Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
– Những người có đức tính chăm chỉ thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại. Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian.
Để viết được bài văn sâu sắc nghị luận về đức tính chăm chỉ, trước tiên chúng ta cùng nhau phân tích đề bài, sau đó lập dàn ý chi tiết, từ đó các em đã có thể tự triển khai ý văn theo sát với dàn ý và viết được một bài văn hoàn chỉnh
Hướng dẫn phân tích đề và lập dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ – đức tính tốt và rất cần thiết của người học sinh.
1. Phân tích đề nghị luận về đức tính chăm chỉ
– Yêu cầu: Bàn về đức tính chăm chỉ của học sinh ngày nay
– Thao tác nghị luận chính: giải thích, chứng minh, bình luận
2. Dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính chăm chỉ là cần thiết mà học sinh ngày nay cần phải có và trau dồi
B. Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích tính chăm chỉ là gì?
– Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt.
– Người có tính chăm chỉ luôn có những mục đích để hướng tới, sống có ý nghĩa.
Luận điểm 2: Biểu hiện của tính chăm chỉ
– Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ dù phải mất nhiều thời gian
– Luôn tìm tòi, nghiên cứu kỹ, tìm ra các phương án đến khi nào có kết quả.
– Kiên trì bền bỉ với mục tiêu của mình.
Luận điểm 3: Ý nghĩa và vai trò của chăm chỉ
– Giúp cho con người đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống.
– Rèn luyện đức tính kiên nhẫn cho mỗi người.
– Ông cha ta có câu “cần cù bù thông minh”, sự kiên trì bền bỉ cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với tài năng.
– Những người không có tính chăm chỉ sẽ khó mà thành công được và sẽ luôn gặp khó khăn
Luận điểm 4: Bài học nhận thức, hành động
– Tự rèn luyện tinh thần đạo đức, chăm chỉ học tập để có nhiều kiến thức bổ ích
– Là một học sinh, bản thân phải luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ.
C. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: chăm chỉ là đức tính cần thiết đối với mỗi học sinh
– Nêu suy nghĩ của bản thân
3. Sơ đồ tư duy nghị luận về đức tính chăm chỉ
Dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ trên đây phần nào đã giúp các em có thêm ý tưởng để hoàn thành bài làm của mình rồi. Để có cái nhìn sâu, rộng hơn và có thêm nhiều nội dung bổ sung vào bài làm của mình, Mầm Non Ánh Dương đã chọn lọc một số bài văn hay nhất để các em tham khảo ở dưới đây nhé
***
Top 5 bài văn hay nghị luận về đức tính chăm chỉ
Bài số 1:
Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.
Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.
Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.
Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.
Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.
Bài số 2:
Không có sự chăm chỉ, chẳng gì mọc được ngoài cỏ dại
Có lẽ chúng ta chẳng còn xa lạ gì với câu chuyện rùa và thỏ, một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng. Qua câu chuyện, chúng ta học được một điều quý giá rằng sự cần cù chăm chỉ có thể là cách thức làm việc hiệu quả hơn sự nhanh nhẹn mà chủ quan. Không phải trong cuộc sống này, ai cũng thông minh. Một số người khác tuy không có sự thông minh, nhưng vẫn thành công trong cuộc sống chính vì họ biết “cần cù bù thông minh”.
Vậy câu nói “Cần cù bù thông minh” có ý nghĩa như thế nào? Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó, cần mẫn, tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Thông minh chính là sự nhanh nhạy, sự hiểu biết nhanh chóng một vấn đề khi tiếp xúc. Người thông minh thường vượt trội hơn những người khác trong nhiều lĩnh vực. “Cần cù bù thông minh” nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vỗn sẵn thông minh. Câu nói trên đã nói lên được một sự thật trong cuộc sống và dường như trở thành một chân lí. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh. Không phải trong cuộc sống này, người nào cũng thông minh, thay vào đó một số người lại có được tính cần cù. Những người biết sử dụng tính cần cù của mình sẽ có thể bù đắp cho tính thông minh của mình mà vẫn có thể vượt trội hơn bao người khác. Không thông minh không có nghĩa là vô dụng vì thực tế, năng lực tư duy không phải tự nhiên mà có, mà là phải qua một quá trình luyện tập. Trí thông minh chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc đó, giống như nhà phát minh nổi tiếng Ê-đi-xơn đã nói: “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% còn 99% là lao động cực nhọc”. Cuộc sống ngày nay yêu cầu sự cẩn thận và kiên trì khi làm mọi việc, khi đó những người mà đã quen với tính cần cù thì sẽ dễ dàng thích nghi, trong khi một số người thông minh lại gặp vấn đề trong việc kiên nhẫn làm việc. Trong cuộc sống này không ít những người nổi tiếng từng bị xem là “ngu dốt”, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, họ đã đạt được thành công, điển hình như An-be Anh-xtanh, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét rằng ông “kém trí”, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế”. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã đến mấy, ông vẫn cố gắng vươn lên và rồi trở thành một trong những nhà vật lí nổi tiếng của lịch sử nhân loại.
“Cần cù bù thông minh”, thế nhưng nói như thế không có nghĩa rằng ai cũng có thể cần cù. Đó là tổng hợp của một phần bản thân và sự bền bỉ, kiên trì, say mê làm việc. Thế nên một số người có cố gắng, nhưng vẫn không đạt được thành công do bản thân lười biếng hoặc nỗ lực không đúng cách. Khi luyện tập, thất bại là điều thường gặp, nhưng vấn đề là liệu chúng ta có đủ nghị lực để đứng dậy hay không, điều đó mới quan trọng. Cần cù đây không có nghĩa là gặp cái gì cũng cố gắng làm cho bằng được. Chúng ta cần cù làm việc là một việc tốt, nhưng nếu chúng ta không có kiến thức về việc đó, chúng ta có thể trở thành một kẻ phá hoại, vấn đề là chúng ta làm việc gì cũng phải suy nghĩ, tính toán trước khi làm. Trong xã hội, ngoài những người cần cù vươn lên, vẫn có không ít người buông xuôi tất cả. Họ cho rằng mình kém thông minh hơn người ta và tự xem mình như kẻ vô dụng. Từ những suy ngĩ đó, họ bắt đầu những hành động tiêu cực, buông xuôi và rồi trở thành gánh nặng cho xã hội. “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, vì vậy những người như thế sẽ khó tồn tại trong cuộc sống. Ngược lại với những người bi quan, lại có những người quá tự tin vào bản thân. Họ cứ ngỡ mình thông minh hơn người khác nên chẳng bao giờ cố gắng, chẳng bao giờ nhìn lại bản thân và xem mình đã trở nên thảm hại đến mức nào. Bản thân là học sinh, chúng ta phải biết được bản chất , thực lực của mình để rồi qua đó, phấn đấu một cách đúng đắn để cải thiện bản thân. Trong trường học, chúng ta phải tập chăm chỉ làm bài, học bài đầy đủ, nếu gặp một vấn đề khó, đừng bao giờ nản lòng mà phải tìm cách giải cho ra bài tập, cũng như lúc ở nhà, ta phải tập làm từ những việc lặt vặt cho đến việc lớn. Mỗi lần chúng ta hoàn tất một việc cũng là mỗi lần chúng ta rèn được tính cần cù của mình.
Qua thời gian và những kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng cuộc sống không bao giờ dừng lại, cũng như con người phải không ngừng phấn đấu và sự cần cù trở thành một trong những đức tính không thể thiếu của con người. Cần cù không chỉ có nghĩa là miệt mài làm việc, mà còn có ý nghĩa vươn lên, cải thiện bản thân, không tự mãn với những gì mình đang có. Chúng ta phải cố gắng để sự cần cù có thể bù cho trí thông minh của chúng ta.
Bài số 3:
Chăm chỉ chiến thắng tài năng khi tài năng không chịu chăm chỉ
Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối sắt thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây kim. Song không chỉ đơn giản như vậy, khối sắt ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được. Và hình tượng cây kim chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thì dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính chăm chỉ là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn.
Mặt khác, đức tính chăm chỉ không những tạo ra sự thành công, mà còn tô đậm thêm được đức tính tốt đẹp, cần thiết của một con người và đặc biệt là đối với một người học sinh. Ta có thể nhận thấy, nếu một người học sinh có sự thông minh, óc tư duy nhạy bén nhưng lại thiếu sự chăm chỉ thì sẽ không bao giờ đạt được thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong đời sống có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ và tiêu biểu nhất đó là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta – Bác Hồ. Năm 1941, Bác ra đi tìm đường cứu nước chì với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo về ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác đã cố gắng học tiếng của họ. Bác tranh thủ học mọi lúc rãnh rỗi của mình. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoàì nữa. Quả thật là đáng nể đối với một người bình thường, không hề được học qua một trường lớp ngoại ngữ nào mà vẫn có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng, chỉ với một sự trợ giúp đó là đức tính chăm chỉ của Bác.
Câu tục ngữ đã cho ta thấy quan niệm, kinh nghiệm của ông cha ta ngày xưa, chăm chỉ thật sự rất cần thiết cho con người. Ngoài ra vẫn có rất nhiều người không hề coi trọng tính chăm chỉ, đặc biệt là đối với một số hoc sinh khá giỏi, hay có tính tự cao về khả năng của mình và những học sinh ấy sẽ không thể nào nhận thức được cái hậu quả nghiêm trọng của việc lười biếng, thiếu chăm chỉ, cần cù gây nên. Thật dễ nhận thấy một điều, đó là nếu trong lớp ta không chép bài, làm bài đầy đủ, chỉ nghe cô giáo giảng bài một cách qua loa thì sẽ có một lỗ hỗng của kiền thức hiện ra và ngày càng lớn dần. Cho đến một ngày nào đó, kết quả học tập sẽ tồi tệ và khiến ta nản chí trong học tập. Vậy, chỉ vì không chịu khó chăm chỉ mà từ một học sinh khá giỏi có thể dễ dàng trở thành một học sinh yếu kém, và ngược lại. Qua đó, ta thấy tính chăm chỉ quyết định nhiều điều quan trọng mà ta không thể nào nhìn thấy ngay lập tức như sự thành công, vinh quang trong học tập, công việc và cuộc sống.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như : học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi.
Bài số 4: Nghị luận về đức tính chăm chỉ
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện cho bản thân mình nhiều những phẩm chất đáng quý và rèn luyện tu dưỡng đạo đức cho chính bản thân mình, những điều đó đã làm cho chúng ta tạo dựng được niềm tin và đức tính siêng năng cần cù là một đức tính tốt mà mọi người luôn luôn cố gắng rèn luyện.
Cần cù bù thông minh, nhiều người trong cuộc sống này không thông minh nhưng họ vẫn trở thành những người có ích cho xã hội, họ vẫn thành đạt là do học chăm chỉ cần cù, sự siêng năng cần cù đó đã tạo nên những giá trị riêng cho chính bản thân mình. Siêng năng cần cù đó là một phẩm chất tốt của con người, chúng ta luôn luôn phải kiên trì và bền bỉ để đạt được những điều đó, mỗi chúng ta đều phải cố gắng để vượt qua được tất cả mọi điều trong cuộc sống này, sự kiên trì bền bỉ sẽ tạo nên những điều tuyệt vời nhất cho mỗi bản thân chúng ta, sự kiên trì của chúng ta sẽ giúp chúng ta vượt qua được tất cả mọi thứ trong cuộc sống này, mỗi niềm yêu thương của chúng ta sẽ tạo dựng lên nhiều niềm yêu thương và hạnh phúc của chúng ta sẽ tạo dựng lên niềm yêu thương và hạnh phúc của mình.
Đức tính siêng năng đó đã được chúng ta rèn luyện và nó tạo nên những niềm tin yêu thương tuyệt vời nhất cho con người, mỗi hành động và sự bền bỉ của chúng ta sẽ góp phần gầy dựng lên cuộc sống của mỗi chúng mình, hành động đó đã tạo nên những niềm yêu thương quý giá nhất cho mỗi con người của chúng ta, những điều đó không chỉ đem lại cho con người những điều tốt đẹp nhất cho con người. Đức tính này của con người sẽ tạo nên những niềm yêu thương và niềm tin để chúng ta vững bước trên con đường mà chúng ta đã lựa chọn, những điều đó đã góp phần gầy dựng cho chúng ta nhiều những giá trị tốt đẹp nhất cho con người, mỗi chúng ta đều tự hào và những điều đó không chỉ giúp cho chúng ta vững bước trên con đường mà mình đã chọn.
Sự kiên trì và bền bỉ của bản thân đã tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất cho chính bản thân mình, những điều đó không chỉ góp phần mạnh mẽ đã tạo nên những điều tốt đẹp và hạnh phúc nhất, sự kiên trì đó đã tạo nên những con người hoàn toàn bền bỉ và những giá trị nhất trong chính bản thân mình. Hành động đó đã mang cho chúng ta những niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp mà chúng ta đã lựa chọn để tạo dựng và tạo nên những điều tốt nhất cho một con người. Hành động của chúng ta là một phần không thể thiếu góp phần tạo nên nhân cách cho chính bản thân mình và điều đó tạo dựng nên một niềm tin trong sáng và vô cùng ý nghĩa.
Sự kiên trì và bền bỉ đã tại nên một con người tốt và đức tính đó giúp cho chúng ta vững bước trên con đường mà mình đã chọn lựa, những hành động đó không chỉ tạo dựng nên một niềm tin. Cố gắng vượt qua tất cả mọi điều trong cuộc sống này, hạnh phúc của chúng ta đó là chúng ta đạt được những điều mà chúng ta muốn và hoàn thành tốt được những điều đó, hạnh phúc trong những con người đó là hoàn thành được những điều đó. Chúng ta đã tạo nên những giá trị riêng và hạnh phúc đó đã tạo nên nhiều những giá trị bản chất đó, chúng ta đã tạo nên nhiều những giá trị riêng và giá trị bản thân mình đã được tạo nên nhiều những giá trị và bản thân mình cần phải được phát hiện và điều đó tạo nên những điều tuyệt vời và tốt nhất cho con người.
Chúng ta phải biết kiên trì và bền bỉ vượt qua được tất cả những điều đó để có thể đạt được những điều mà mình mong muốn, chúng ta luôn luôn phải kiên trì để tạo nên những điều tuyệt vời nhất cho chính bản thân mình, nhiều những hành động đó đã tạo nên những giá trị tốt đẹp của chính bản thân mình, những điều đó không chỉ tạo dựng nên một điều tốt nhất và đức tính đó đã được rèn luyện và luôn luôn được tạo dựng trong những hoàn cảnh phù hợp và trong hoàn cảnh này chúng ta phải tạo nên những giá trị cho chính bản thân mình, sự kiên trì và siêng năng sẽ giúp chúng ta đạt được rất nhiều điều trong cuộc sống này, những phẩm chất đó không chỉ tạo dựng nên niềm tin và sự yêu thương đó đã làm cho chúng ta biết ghi nhớ và hoàn thiện được bản thân nhờ những phẩm chất kiên trì và siêng năng hoàn thành được nhiều những điều trong cuộc sống này.
Siêng năng và kiên trì không chỉ đem lại cho con người nhiều giá trị to lớn mà nó còn có ý nghĩa góp phần xây dựng cho con người nhiều niềm yêu thương và sự yêu thương đó đã làm cho chúng ta biết vươn lên nhiều niềm tin trong chính cuộc sống này bản chất của con người đó là sự lười biếng ai ai cũng muốn vui chơi nhưng vượt qua được giới hạn của bản thân chúng ta sẽ làm được nhiều điều có ý nghĩa và hạnh phúc hơn rất nhiều điều và có ý nghĩa quan trọng trong chính bản thân mình, ý nghĩa quan trọng của chúng ta đó là niềm yêu thương và những điều đó tạo dựng nên những điều ý nghĩa sâu sắc cho con người, kiên trì và bền bỉ giúp con người kiên trì dù gặp khó khăn đi chăng nữa thì con người không nản chí và điều đó đã tạo nên những điều tốt nhất cho mỗi con người của chúng ta.
Kiên trì và bền bỉ để tạo nên rất nhiều những ý nghĩa quan trọng và tạo dựng nên niềm tin vào cuộc sống, cho dù có điều khó khăn nào xảy ra thì với sự kiên trì và siêng năng của con người, họ vẫn có thể vượt qua được tất cả và những điều đó tạo dựng nên những niềm yêu thương và sự gắn bó của mình đối với một cuộc sống mang một ý nghĩa hạnh phúc và ý nghĩa vô cùng.
Trong cuộc sống có rất nhiều người đã vận dụng những đức tính này cho chính bản thân mình, kiên trì bền bỉ và siêng năng để tạo dựng nên những phẩm chất tốt nhất cho chính bản thân mình, họ đã vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, những vấn đề khó khăn thì họ đã kiên trì và tạo dựng nên nhiều niềm tin và những sự kiên trì đó đã rèn luyện cho họ một phẩm chất rất tốt đẹp và mang một ý nghĩa hạnh phúc và nó vô cùng ý nghĩa, mỗi chúng ta đều có thể tự hào về một đất nước có rất nhiều những con người kiên trì và bền bỉ những phẩm chất này sẽ tạo dựng cho chúng ta nhiều những nhân vật thành công và họ tạo nên sự phấn khởi và niềm yêu thích đã tạo nên cho những con người Việt Nam.
Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân về những phẩm chất này nó tạo nên cho chúng ta những giá trị riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, hành động đó không chỉ làm nên những niềm yêu thương và chúng ta biết yêu quý cuộc sống này hơn nhiều lần, mỗi lần như vậy chúng ta biết quý trọng và biết vận dụng những phẩm chất này trong cuộc sống của mình, hành động đó làm cho mỗi con người chúng ta luôn luôn biết vận dụng và có những giá trị riêng và ý nghĩa riêng biệt trong mỗi con người của mình, hành động đó không chỉ tạo nên những giá trị tốt mà còn tạo nên những giá trị đặc biệt quan trọng trong con người của mình. Hành động của chúng ta không chỉ góp phần làm cho chúng ta có thể hoàn thành được tất cả những công việc có ý nghĩa và mang nhiều những giá trị có ý nghĩa tới cuộc sống của chúng ta, biết vận dụng những điều này vào cuộc sống thì chúng ta sẽ thực sự thành công và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những điều có ích cho cuộc sống của mình, hành động mang những giá trị hữu ích và mang nhiều giá trị nhất cho cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta cần phải tạo dựng nên niềm tin và yêu thương trong cuộc sống của mình, những điều đó không chỉ làm nên những ý nghĩa riêng và mang nhiều những câu hỏi và giá trị đặc biệt cho con người của mình.
Bài số 5:
Chưa ai chết đuối trong mồ hôi của chính mình
Trong cuộc sống của con người chúng ta muốn thành công chúng ta cần có rất nhiều đức tính tốt. Trong đó, một trong những đức tính tốt cần thiết là phải sống chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó. Bởi người xưa đã có câu rằng “Cần cù bù thông minh”.
Nếu chúng ta không thông mình thì cần cù cũng giúp chúng ta có một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nhưng nếu chúng ta vừa không thông minh vừa không cần cù chịu khó thì sẽ chẳng bao giờ gặp được hạnh phúc, sẽ chỉ là gánh nặng cho toàn xã hội mà thôi. Cũng như người ta thường nói rằng thiên tài chỉ có 1% là sự thông minh còn 99% là đổ mồ hôi. Câu nói này thể hiện để trở thành thiên tài con người cũng phải nỗ lực rất nhiều mới đạt được thành tựu của mình. Vì thành công không bao giờ có được một cách dễ dàng, mà nó đòi hỏi con người phải nỗ lực vượt khó, trải qua nhiều gian nan khổ ải mới có thể thành công được.
Như đức tính cần cù của loài kiến. Một con vật nhỏ bé, nhưng nó cứ cần cù chăm chỉ làm việc hết ngày này qua ngày khác nên nó không bao giờ thiếu thức ăn. Đồ ăn lúc nào cũng đầy tổ. Đó là một đức tính vô cùng tốt đẹp về tính cần cù của loài kiến.
Hay như chúng ta ai cũng biết câu chuyện chạy đua giữa thỏ và rùa. Thỏ vốn là loài vật nổi tiếng nhanh nhẹn, hoạt bát, trong khi đó rùa chậm chạp, lề mề. Nhưng trong cuộc chạy đua đó, nhờ sự cần cù, vượt khó mà rùa đã thắng thỏ. Còn con thỏ, do chủ quan tự cho mình tài giỏi, khinh địch nên đã nhận hậu quả đích đáng. Nó là một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta
Chăm chỉ cần cù là một đức tính quý báu, cần thiết của mỗi con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được mục tiêu của cuộc đời mình. Họ sống luôn có những mục đích để hướng tới, sống có ý nghĩa. Còn những kẻ lười nhác thì sống hôm nay biết hôm nay, không nghĩ tới ngày mai. Họ luôn muốn hưởng thụ nhiều hơn là lao động chăm chỉ, khi có việc gì cần làm họ luôn kêu than, oán trách và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác không muốn làm việc. Những con người như vậy khó lòng có thể thành công.
Trong một tập thể lớp học. Nếu bạn nào chăm chỉ chịu khó học hành thì thành tích học tập luôn tốt hơn những bạn không chăm chỉ. Dù có thể những bạn không chăm chỉ có tố chất thông minh nhưng nếu thông minh mà không chịu khó thì kiến thức cũng mai một theo thời gian. Rồi tới một ngày bạn chỉ còn một cái đầu rỗng mà thôi, làm sao theo kịp những bạn tuy không có tố chất thông minh nhưng lại vô cùng chăm chỉ, dần dần các bạn ấy sẽ thông mình vì biết hết công thức, biết cách giải bài tập…
Trên đời này không có ai chỉ ngồi không mà thuộc bài, hoặc có cái ăn, trừ khi bố mẹ người đó quá giàu khiến cho người đó không cần làm gì cũng có ăn. Nhưng sau khi bố mẹ mất đi, người đó cứ lười biếng mãi, thì miệng ăn núi lở, rồi một ngày cũng không còn gì nữa.
Để có một tương lai tốt đẹp hơn, trở thành con ngoan trò giỏi, mai sau xây dựng đất nước giàu mạnh. Thì ngay từ hôm nay, mỗi bạn học sinh cần phải tự rèn luyện tinh thần đạo đức, chăm chỉ học tập để có nhiều kiến thức bổ ích sau này còn góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh hơn. Việc học tập là quyền lợi nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi người học sinh chúng ta.
Đức tính chăm chỉ là một đức tính cần thiết với mỗi con người chúng ta cần nỗ lực để đạt được thành công cho riêng mình, tạo chỗ đứng cho bản thân trong cuộc sống không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội bởi tính lười nhác.
/***/
Trên đây là bài tổng hợp những bài văn mẫu hay lớp 12 nghị luận về đức tính chăm chỉ – một trong những đức tính tốt và rất cần thiết của người học sinh. Hi vọng các bạn đã nắm chắc được cách làm cũng như có thêm những ý văn hay để xây dựng nội dung bài viết của mình hấp dẫn hơn.
Chúc các bạn làm bài tốt và đạt điểm cao !
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục