Đề bài: Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng
This post: Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng
Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng
I. Dàn ý nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng (Chuẩn)
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng.
2. Thân bài
a. Nêu biểu hiện, thực trạng cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng
– Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau tại các lễ hội, nơi thờ cúng gây ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc.
– Nơi gắn liền với sự thanh tịnh, thành kính và trang nghiêm đối với các bậc tiền nhân bỗng nhiên diễn ra những cuộc chen lấn, tàn phá của thế hệ con cháu…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng tại đây
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng (Chuẩn)
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cho đến thời đại ngày nay, câu nói của Bác Hồ vẫn vẹn nguyên bài học sâu sắc về lối sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung” vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Và nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm cũng như hàng loạt những hoạt động thắp hương, thờ cúng đậm đà màu sắc lễ hội tại Đền Hùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hiện nay, một hiện tượng đáng buồn đang xảy ra là việc chen lấn tại Đền Hùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa nơi thờ tự.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa, từ những giá trị vật chất đến phong tục tập quán, những truyền thống đạo lí tốt đẹp thuộc lĩnh vực tinh thần. Tất cả đều kết tinh thể hiện tinh hoa văn hóa người Việt. Bởi vậy, biết ơn quá khứ, thờ cúng tổ tiên luôn là những giá trị được đề cao. Vậy mà, ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau tại các lễ hội, nơi thờ cúng gây ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc. Trong “Điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ” đăng trên báo Phụ nữ online vào ngày 18 tháng 4 năm 2016, tác giả bài viết đã phản ánh về một cảnh tượng đáng buồn diễn ra tại Đền Hùng – một trong những nơi diễn ra lễ hội cùng sự biết ơn đối với các vị vua Hùng: “Những món lễ vật bị xô nghiêng, trang phục bị giằng kéo, những tiếng hò hét như xung trận khi ba lớp rào chắn bị dỡ đi và biển người trào lên như thác dữ”. Thật đáng buồn khi nơi gắn liền với sự thanh tịnh, thành kính và trang nghiêm đối với các bậc tiền nhân bỗng nhiên diễn ra những cuộc chen lấn, tàn phá của thế hệ con cháu. Không chỉ diễn ra ở Đền Hùng mà cảnh tượng chen lấn đang xuất hiện và trở thành khung cảnh quen thuộc tại rất nhiều địa điểm như chùa Bái Đính, hay Đền Trần, chùa Yên Tử – những không gian đậm chất linh thiêng thể hiện rõ giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam về lòng thành kính và biết ơn.
Trước hết, hành vi chen lấn, xô đẩy đã gây ra những cảnh tượng nhức nhối như con người giẫm đạp lên nhau để đạt được mục đích với sự ích kỉ và mưu toan. Nhưng, nghiêm trọng hơn, những hành vi trên đã đi lệch quỹ đạo và ảnh hưởng xấu đến không gian linh thiêng, tôn kính và làm mất đi màu sắc cũng như giá trị tốt đẹp của lối sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn đối với quá khứ. Những cảnh chen lấn như trên đã đặt ra một vấn đề nóng hổi về văn hóa người Việt nơi thờ tự. Thần Phật trong tâm thức con người trở thành những công cụ để họ mua bán, trao đổi, lừa gạt lòng tin của người khác.
Điều này xuất phát từ nhận thức và sự thay đổi về nhận thức của con người. Trước đây, con người coi việc lên chùa lễ bái như một phương thức để bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng, là liều thuốc tinh thần giúp cho tâm hồn thanh tịnh, thư thái hơn sau những vất vả,muộn phiền và lo toan của cuộc sống hằng ngày. Trong bài viết “Điều gì đang xảy ra nơi đất Tổ”, tác giả bài đăng cũng không giấu nổi sự bức xúc trước những cảnh tượng chen lấn, xô đẩy diễn ra tại đền Hùng: “Có thể gọi đó là cuộc càn quét, tàn phá Đền Hùng của đám con cháu tự bao giờ chẳng rõ đã trở nên hung hãn và xấc xược, quên lời tổ tiên dạy dỗ…”. Như vậy, giờ đây, người ta không còn coi trọng những giá trị tinh thần mà cho rằng lên chùa, lễ Phật là cách để cầu danh, cầu an, cầu lợi nhanh chóng và hiệu quả. Có một số kẻ gian manh còn ngang nhiên “mua thần bán Phật”, lợi dụng thần thánh để thực hiện những hành vi lừa đảo trục lợi cho bản thân.
Để hạn chế và ngăn chặn những hành vi này ảnh hưởng đến tâm linh, tâm thức văn hóa dân tộc, chúng ta cần nâng cao ý thức của bản thân khi tham gia các lễ hội để bảo lưu, gìn giữ những nét đẹp về tâm linh, về lối sống biết ơn quá khứ. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần thắt chặt những biện pháp quản lí để đảm bảo an ninh, trật tự, ngăn chặn tình trạng chen lấn, xô đẩy diễn ra tại những không gian văn hóa.
Từ những thực trạng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc chen lấn, xô đẩy diễn ra tại đình, chùa đang trở thành một vấn đề nóng thể hiện sự xuống cấp trong ý thức và ảnh hưởng tiêu cực đến những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
———————HẾT———————–
Bên cạnh bài Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu bàn về những vấn đề, hiện tượng xã hội đang được quan tâm hiện nay như: Nghị luận về một hiện tượng của đời sống Thói quen hút thuốc lá, Nghị luận về hiện tượng ăn mặc phản cảm nơi linh thiêng, Nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt, Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề trong giới trẻ hiện nay.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục