Đề bài: Nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ
This post: Nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ
Nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ
I. Dàn ý nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ (Chuẩn)
Hiện nay có đến hơn 2 tỉ người có tài khoản Facebook đã cho thấy mức độ thu hút của nó. Tuy nhiên, Mạng xã hội này là một con dao hai lưỡi trong đời sống.
2. Thân bài
* Những hữu ích mà facebook mang lại:
· Kết nối với bạn bè nhanh chóng
· Giao lưu những người cùng chung đam mê, sở thích
· Lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ tại đây
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ (Chuẩn)
Bất cứ vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, những lợi ích luôn đi kèm sau nó là những vấn đề tiêu cực. Hai mặt của một vấn đề luôn khiến người ta phải chần chừ, suy nghĩ đắn đo trước những sự lựa chọn. Xã hội ngày càng đổi mới, các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ người dùng ngày càng nhiều như máy tính bảng, laptop, điện thoại di động, .. chỉ cần được kết nối internet bạn có thể thỏa sức tung hoành trong một thế giới ảo. Mạng xã hội Facebook cũng ra đời vì lẽ đó, hiện nay có đến hơn 2 tỉ người có tài khoản trong mạng xã hội này đã cho thấy mức độ thu hút của nó. Tuy nhiên, Mạng xã hội Facebook là một con dao hai lưỡi đối với giới trẻ trong đời sống.
Trong thực tế, những hữu ích mà facebook mang lại cho đời sống rất nhiều. Qua mạng xã hội này, chúng ta được kết nối với bạn bè nhanh chóng, được trao đổi liên hệ, nhắn tin, video call mà không tốn quá nhiều chi phí; giúp ta có thêm nhiều bè bạn mới quá việc giao lưu những người cùng chung đam mê, sở thích. Qua facebook, ta được bày tỏ những dòng cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, được đồng cảm, sẻ chia; lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống của mọi người. Facebook cũng là công cụ vô cùng hữu hiệu để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong học hành như tiếng Anh, tiếng Pháp, toán học hay văn học hiệu quả, các nhóm học tập và làm việc trên Facebook cũng giúp tiết kiệm nhiều thời gian cho công việc mỗi người. Ngoài ra, các hoạt động từ thiện, kêu gọi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn được cộng đồng mạng chia sẻ trên diện rộng với tốc độ nhanh đã giúp đỡ phần nào những khó khăn của họ. Facebook cũng giúp ta nắm bắt được những thông tin lớn, thời sự nóng hổi trong cuộc sống. Là phương tiện giúp con người phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập qua việc kinh doanh online bằng cách livestream hoặc đăng bài bán với số lượng lớn những người tiêu thụ có nhiều nhu cầu khác nhau. Mạng xã hội này cũng giúp chúng ta có thể giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi, biết nhiều hơn về cuộc sống của bạn bè người thân, là nơi chứa đựng những thông tin khá bổ ích.
Song, trên thực tế, lưỡi dao thứ hai đang đe doạ đời sống của người dùng là rất nguy hiểm. Dù không quá sắc bén nhưng nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến mình trở thành một nạn nhân đắm chìm dưới vũng máu mà thế giới ảo gây ra. Nó bào mòn từng tế bào thần kinh của bạn mà trước mắt bạn chưa thể thấy rõ ngày sự tác động đó, lưỡi dao ấy sẽ ngấm ngầm mà cứa vào cơ thể bạn từng chút, từng chút một nếu bạn vẫn không thể ngừng việc nghiện Facebook. Nhiều người đã sử dụng face như một công cụ đánh bóng tên tuổi bằng những trò rẻ tiền, câu like với những phát ngôn gây sốc hay những video phản cảm. Những thông tin rác rưởi, lá cải được viết vội vàng thiếu chắt lọc tràn lan trên mạng, không biết thực hư ra sao, bình luận rồi cãi nhau” inh ỏi” trên mạng với những ngôn ngữ thô tục, thiếu văn hoá. Một số người trẻ xỉa xói, châm chọc nhau trên Facebook rồi gây hấn, đánh đập nhau. Một số khác, ngày ngày than vãn ,mệt mỏi chán chường cuộc sống , mà không tìm thấy động lực. Những dòng status nhạt nhẽo, vô vị, những bức ảnh phản cảm,.. vẫn ngày ngày tràn lan trên Facebook.
Nhiều người dành quá nhiều thời gian cho nó mà chẳng hề quan tâm đến thế giới bên ngoài, ngồi bên chiếc điện thoại mà quên cả ăn cơm, quên cả việc học tập. Đời sống giao tiếp, tiếp xúc bên ngoài cũng không có, thời gian rảnh lấy facebook làm bạn rồi dần trở nên cô đơn, lạc lõng trong chính cuộc sống của mình. Một mặt nào đó, Facebook ăn mòn tâm hồn, nhân cách con người, khiến nó trở nên vô cảm với những lối sống tiêu cực. Ngoài ra những xúc phạm danh dự, hành động làm nhục qua mạng với những ngôn ngữ, lời nói thiếu tế nhị gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều nạn nhân bị tổn thương tinh thần sâu sắc mà tìm đến cái chết để giải thoát cho cuộc đời mình, facebook gây ảnh hưởng đến sức khoẻ khi nhiều người thức hai, ba giờ sáng chỉ để lướt Facebook trong vô định, không biết làm gì hơn. Thị giác cũng không nằm ngoài tác hại mà chúng gây ra bởi ngày ngày dán chặt mắt vào chiếc điện thoại. Một bộ phận giới trẻ bỏ bê cả học tập, ăn uống, sinh hoạt chỉ để chơi face
Đăng một bức ảnh thì ngồi đếm từng lượt like, trả lời từng lượt comment của người khác, xem đó như là thú vui giải trí dù mất cả ngày chỉ để làm việc đó. Viết một status ngồi suy nghĩ cả một buổi chiều, chụp một bức ảnh ngồi chỉnh sửa cả hàng tiếng đồng hồ mới vừa ý,…. Thật mất quá nhiều thời gian cho facebook trong khi còn bao nhiêu việc phải làm, phải nỗ lực cho cuộc sống thực. Các bạn nên hiểu rằng, những cái like không làm cho bạn giàu có lên, không khiến bạn trở nên thông minh hãy xinh đẹp hơn. Vì vậy đừng quá chú trọng vào nó. Hãy sống cho hiện tại, cho thực tế, đừng ngày ngày chỉ biết đến facebook mà xa rời người thân, mà đến cả một cuộc nói chuyện nghiêm túc ngày cuối tuần bên gia đình cũng không có.
Đừng biến Facebook trở thành một lưỡi dao tự giết chính mình, hãy sắp xếp hợp lý, dành ưu tiên cho những việc quan trọng hơn là dành cho Facebook. Facebook chưa bao giờ có lỗi với bạn, cái chính là ở bạn, phải điều chỉnh hành vi và nhận thức của chính mình. Hãy dùng Facebook thật hữu ích phục vụ đời sống của chính mình.
———————-HẾT———————-
Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận, trong quá trình sử dụng mạng xã hội Facebook cũng có những tác động tiêu cực đến cuộc sống con người, bài Nghị luận xã hội: Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ đã chỉ ra tác động mang tính 2 mặt của Facebook, bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay, Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay, Nghị luận về hiện tượng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội, Nghị luận xã hội bàn về vấn đề từ thiện trên mạng xã hội ngày nay.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục