Giáo dục

Mở bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Trong bài viết trước nhóm Học Tập của Mầm Non Ánh Dương đã chia sẻ cách viết kết bài Tuyên ngôn độc lập, nội dung lần này, chúng tôi tiếp tục chia sẻ một số cách mở bài cho bài phân tích/ cảm nhận văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, chúng ta cùng theo dõi nhé.

mo bai tuyen ngon doc lap cua ho chi minh

This post: Mở bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Mở bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

 

1. Mở bài số 1:

Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa nghĩa chính trị, lịch sử sâu sắc khi đã khẳng định nền độc lập, tuyên bố với toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới mà còn là áng văn chính luận mẫu mực kết tinh tài năng, trí tuệ và tầm nhìn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn kiện này cũng đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật văn chính luận trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại.
 

2. Mở bài số 2:

Với lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước Việt Nam non trẻ mà còn đanh thép lên án tội ác, sự bất nhân, phi lí của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam, Người còn khéo léo dùng“gậy ông để đập lưng ông”, dùng chính những chân lí sáng ngời trong tuyên ngôn Nhân quyền, dân quyền mà cha ông chúng gây dựng để bóc trần những hành động bất nhân, đi ngược với đạo lí của chúng. Cũng trong bản Tuyên ngôn, Bác đã khẳng định, con người Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nền độc lập, dùng chính sức mạnh chính nghĩa và đoàn kết để chống lại những âm mưu xâm lược thâm độc của kẻ thù.
 

3. Mở bài số 3:

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, đó là kỉ nguyên tự do không còn xiềng xích phong kiến, kỉ nguyên đánh dấu niềm tin và ý chí tự chủ mạnh mẽ của quân và dân Việt Nam. Trong không khí chiến thắng, ngày 26/8/1945, tại số 48 Hàng Ngang, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng soạn thảo Tuyên ngôn độc lập để rồi ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng triệu con người Việt Nam, Bác đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa. Tuyên ngôn độc lập là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả tất yếu của  mọi cố gắng, nỗ lực của toàn quân, toàn dân, toàn thể dân tộc con người Việt Nam anh hùng.
 

4. Mở bài số 4:

Trong lịch sử dân tộc, có hơn một lần lời tuyên ngôn khẳng định chủ quyền, nền độc lập của dân tộc Việt Nam được vang lên, đó là “Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” trong bài thơ thần “Nam Quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt; đến “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đến ngày 2/9/1945, lời tuyên ngôn về độc lập ấy lại một lần nữa vang vọng khắp núi sông qua văn kiện “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đầu tiên lời tuyên ngôn được tuyên bố trước hàng triệu đồng bào, trước bạn bè quốc tế Thế giới về một nền độc lập vững chắc được đấu tranh, bảo vệ bởi bao quyết tâm, hi sinh xương máu của con người Việt Nam. Bản tuyên ngôn còn đưa ra những lập luận đanh thép khi lên án tội ác  của kẻ thù, hùng hồn, mạnh mẽ khi khẳng định sức mạnh, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của con người Việt Nam.

Như vậy, ở bài viết trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết các em học sinh cách xây dựng Mở bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, các em cũng có thể tham khảo thêm một số cách mở bài các bài văn hay lớp 12 khác như: Mở bài bài thơ Đàn ghita của Lorca; Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà; Mở bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; Mở bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button