Một số cách mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà
This post: Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà
1. Mở bài số 1:
Nguyễn Tuân là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, tên tuổi của Nguyễn Tuân trên văn đàn gắn liền với cái tài hoa sáng tạo cùng phong cách sáng tác “ngông” của một cái tôi cá tính trong sáng tạo, uyên bác trong vốn hiểu biết. Ông viết nhiều, viết hay ở nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự và đặc biệt thành công trong thể loại tùy bút với tác phẩm bút kí “Người lái đò sông Đà”. Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng nhiều trải nghiệm của Nguyễn Tuân đến vùng Tây Bắc rộng lớn, hùng vĩ mà trữ tình thơ mộng. Qua tùy bút, nhà văn không chỉ dựng lên đầy sống động hình tượng dòng sông Đà hung bạo, trữ tình mà còn khám phá “chất vàng mười” trong con người Tây Bắc.
2. Mở bài số 2:
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân sau chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng núi Tây Bắc. Chuyến đi không chỉ thỏa mãn đam mê “xê dịch” của nhà văn mà còn giúp ông khám phá ra vẻ đẹp của dòng sông Đà – một vẻ đẹp độc đáo của quê hương, đất nước mà còn tìm ra những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là cái dũng cảm, can trường và cái tài hoa, nghệ sĩ của những người lao động. Đây cũng chính là những kết quả đáng quý nhất trong hành trình tìm về Tây Bắc để khám phá chất vàng mười của vùng đất và con người nơi đây.
3. Mở bài số 3:
Bằng những trải nghiệm thực tế sau hành trình “xê dịch” đến vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc cùng vốn kiến thức đồ sộ, sâu rộng, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc những ấn tượng, cảm xúc đặc biệt về dòng sông Đà vừa hung bạo, dữ dằn vừa thơ mộng, lãng mạn. Trên nền không gian kì vĩ của dòng sông Đà, bằng những nét miêu tả vừa cụ thể vừa tinh tế, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên là hình ảnh của người lao động vừa can trường trong công việc lái đò qua dòng sông Đà, vừa tài hoa nghệ sĩ trong chính công việc lao động của mình.
4. Mở bài 4:
Sông Đà là một trong rất nhiều dòng sông trên lãnh thổ, đất nước Việt Nam, thế nhưng qua những quan sát và cảm nhận của nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, sông Đà không chỉ hiện lên rõ nét với tất cả dáng vẻ và nét độc đáo riêng mà còn mang đến cho người đọc ấn tượng về một dòng sông có cá tính và vẻ đẹp độc đáo vừa hung hiểm vừa trữ tình, lãng mạn. Dòng sông “độc bắc lưu” ấy không chỉ góp phần làm nên vẻ đẹp thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc mà còn là nơi con người lao động bộc lộ tất cả trí dũng và những phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ của mình mà theo nhận định của Nguyễn Tuân thì những con người ấy chính là “chất vàng mười đã qua thử lửa” mà ông vẫn khát khao tìm kiếm.
5. Mở bài 5:
Tùy bút Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày của Nguyễn Tuân đến vùng Tây Bắc xa xôi. Trong hành trình “tìm kiếm cái đẹp” ấy Nguyễn Tuân đã có những trải nghiệm, khám phá thực tế khi gắn bó với cuộc sống và con người Tây Bắc. Tùy bút đã ghi lại những cảm xúc say mê của nhà văn trong hành trình khám phá vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của dòng sông Đà mà còn vui sướng thể hiện “chất vàng mười đã qua thử lửa” mà mình đã tìm kiếm được trong con người lao động Tây Bắc. Cũng qua tùy bút Người lái đò sông Đà, ta thấy được một cái tôi tài hoa, uyên bác ưa xê dịch, khám phá để tìm kiếm và hòa nhập với vẻ đẹp và cuộc sống mới của đất nước.
——————————–
Trong tài liệu Bài văn hay lớp 12, bên cạnh Mở bài tùy bút Người lái đò sông Đà, chúng tôi còn hướng dẫn các em học sinh một số mở bài mẫu để em tham khảo như: Mở bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông; Mở bài Đàn ghita của Lorca; Mở bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Mở bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm; Mở bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu;…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục