Giáo dục

Mở bài truyện Những ngôi sao xa xôi

Mở bài truyện Những ngôi sao xa xôi

mo bai truyen nhung ngoi sao xa xoi

This post: Mở bài truyện Những ngôi sao xa xôi

Mở bài truyện Những ngôi sao xa xôi
 

1. Mở bài số 1:

Lê Minh Khuê từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những trải nghiệm về cuộc sống chiến đấu với tư cách là một thanh niên xung phong là chất liệu hiện thực phong phú nhất cho các sáng tác  của bà. Trong chiến tranh, các tác phẩm của Lê Minh Khuê hướng đến tái hiện không khí của cuộc chiến tranh, để rồi từ cái dữ dội, khốc liệt của chiến tranh, nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất và tinh thần của những con người trẻ tuổi tham gia vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Lê Minh Khuê viết về tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức trách nhiệm cao với nhiệm vụ chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong làm việc trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch xưa.
 

2. Mở bài số 2:

Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài người lính – chiến tranh trong kháng chiến chống Mĩ. Qua việc miêu tả cuộc sống sinh hoạt và công việc chiến đấu của Phương Định, Thao, Nho, nhà văn không chỉ tái hiện không khí chiến đấu dữ dội của cuộc kháng chiến chống Mĩ mà còn mang đến cho nền văn học một hình tượng đẹp đẽ, chân thực về tinh thần, ý chí của những cô gái thanh niên xung phong. Đó là những cô gái đại diện cho cả thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ sẵn sàng để lại những giấc mơ, những gì đẹp đẽ nhất của tuổi xuân để lên đường phục vụ chiến đấu, chấp nhận đánh đổi cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng của đất nước.
 

3. Kết bài số 3:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được nhà văn Lê Minh Khuê sáng tác năm 1971, đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam diễn ra dữ dội, căng thẳng nhất. Ngòi bút của Lê Minh Khuê không chỉ làm sống dậy không khí mưa bom bão đạn của một giai đoạn lịch sử đặc biệt mà còn giúp người đọc cảm nhận được cái khó khăn, thiếu thốn với những hiểm nguy luôn cận kề của những người lính chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn xưa. Điều đáng quý trong tác phẩm là nhà văn không chỉ gợi nhắc về chiến tranh, chỉ mặt điểm tên những con người trong chiến tranh mà còn tập trung làm nổi bật những vẻ đẹp đáng quý trong những con người ấy, trong cái dữ dội, chết chóc của chiến tranh, Phương Định, Thao, Nho – những cô gái thanh niên xung phong vẫn luôn yêu đời, lạc quan và khi chiến đấu họ là những người lính kiên cường, quả cảm, hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao độ nhất.
 

4. Mở bài số 4:

Đường Trường Sơn- tuyến đường huyết mạch gắn liền với những năm tháng kháng chiến chống Mĩ dữ dội mà hào hùng của dân tộc. Tuyến đường ấy không chỉ in sâu trong kí ức của những người lính bước ra từ chiến tranh mà còn ghi dấu trong nền thơ ca cách mạng với những tác phẩm thơ văn hay, đặc sắc nhất, đó chính là hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, đó là những cô gái mở đường trong “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ. Cũng viết về chiến tranh, viết về tuyến đường Trường Sơn lịch sử, Lê Minh Khuê qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã tái hiện đầy chân thực, xúc động về hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường, đo đất đo đá, lấp hố bom để đảm bảo lưu thông cho đoàn xe chi viện.

——————HẾT———————-

Những ngôi sao xa xôi là truyện ngắn viết về những nữ thanh niên xung phong làm việc trên tuyến đường Trường Sơn xưa, để có những cảm nhận cụ thể cũng như tích lũy thêm những gợi ý quan trọng cho bài phân tích tác phẩm của mình, bên cạnh bài Mở bài truyện Những ngôi sao xa xôi, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Kết bài truyện Những ngôi sao xa xôi, Phân tích những nét chung và riêng về các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi, Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button