Giáo dục

Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà

Những cách mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà hay, tạo ấn tượng với người chấm

mo bai truyen ngan chiec luoc nga
Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà
 

This post: Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà

1. Mở bài số 1

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, là người con của đất mẹ An Giang. Là người tài năng và giàu nhiệt huyết, Nguyễn Quang Sáng vừa tham gia chiến đấu vừa viết văn, ông cũng từng làm Tổng thư kí hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất. Bằng trái tim giàu yêu thương và ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Quang Sáng đã góp vào nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Có thể kể đến nhiều tác phẩm nổi tiếng như tiểu thuyết Đất lửa, tập truyện ngắn Người quê hương hay tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu. Và đặc biệt, một tác phẩm rất thành công mà khi nhắc đến Nguyễn Quang Sáng người ta luôn nhớ đến nó như một dấu ấn tiêu biểu, đó là tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được ra đời năm 1966, trong những tháng ngày tháng đấu tranh gian khổ chống Đế quốc Mĩ. Truyện đã ca ngợi tình cảm gia đình, tình thân cao đẹp, giữa khó khăn của bom đạn tình phụ tử vẫn mãi sáng ngời, bất diệt với non sông.

>> Tham khảo thêm bàiTóm tắt Chiếc lược ngàcủa Nguyễn Quang Sáng
 

2. Mở bài số 2:

Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng vẫn tỏa sáng trong cái tối tăm của chiến tranh. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua truyện ngắn này, nhà văn đã thể hiện đầy cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, qua đó khẳng định được sức mạnh và giá trị cao đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh.
 

3. Mở bài số 3

Chất liệu của văn học là hiện thực, cuộc sống của con người với những mảng màu đậm nhạt khác nhau được đưa vào văn học thật tự nhiên mà gần gũi, thân thương. Những năm tháng chiến tranh, hiện thực trần trụi và đau thương cũng được đưa vào các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết gây những rung động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Chiến tranh là những hố bom nguy hiểm chực chờ “ăn tươi nuốt sống” con người, là những chặng đường hành quân gập ghềnh, thiếu thốn. Đó là những cái chết ngã xuống đơn độc giữa súng đạn quân thù, là những cuộc chia ly đẫm nước mắt chẳng ngày gặp lại. Và đó còn là những tình cảm gia đình đầy thiêng liêng, sáng ngời cao đẹp giữa biển lửa chiến tranh. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng đã phản ánh một trong những hiện thực ấy, có đau thương, có mất mát nhưng cũng thấm đẫm yêu thương, thấm đẫm tình phụ tử gắn bó, sâu sắc. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, viết về câu chuyện hai cha con ông Sáu và bé Thu gặp lại nhau sau bao nhiêu năm cách trở vì ông Sáu làm cách mạng nơi xa. Tình cảm cha con thắm thiết ân tình được bộc lộ qua từng trang viết.

 

4. Mở bài số 4:

Có bao giờ bạn đọc một trang thơ mà thấy bóng dáng tâm hồn mình trong đó, có bao giờ bạn từng đọc một câu chuyện mà khi gấp những trang sách lại thấy lòng mình lắng lại những yêu thương. Tôi đã từng đọc một câu chuyện như thế đó, một câu chuyện mà từng dòng, từng chữ đều nghẹn ngào, đều da diết đến khôn nguôi những nỗi nhớ, những niềm thương. Dẫu trong đó có những niềm đau, những tổn thương, những mất mát mà chiến tranh đã tàn nhẫn gây ra nhưng sau cùng còn lại vẫn là những yêu thương phía cuối con đường. Đó là truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn yêu nước Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã gây xúc động thật nhiều bởi tình cảm của một người cha dành cho cô con gái bé bỏng và những niềm tin, sự tôn thờ của một người con gái ấy dành cho người cha mà em hằng mong đợi, tin yêu.

——————HẾT——————

Để trau dồi và nâng cao hơn nữa kĩ năng viết đoạn mở bài tác phẩm, ngoài Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà đã được giới thiệu trên đây, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số đoạn mở bài khác đã được tổng hợp trong Bài văn hay lớp 9 như: Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; Mở bài truyện ngắn Làng của Kim Lân; Mở bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Mở bài bài thơ Ánh trăng;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button