Một số cách mở bài bài thơ Bếp lửa hay, đặc sắc.
This post: Mở bài bài thơ Bếp lửa
5 cách Mở bài bài thơ Bếp lửa
1. Mở bài số 1:
Nhà thơ Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông bắt đầu làm thơ từ khi còn là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài, tại đây ông cũng đã cho ra đời nhiều bài thơ trong đó có bài thơ “Bếp lửa” sáng tác năm 1963. Bài thơ là những dòng hồi tưởng về quá khứ, những suy ngẫm trăn trở đầy xúc động của người cháu về người bà, về tình bà cháu, hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và ở đó hiện lên bao kỉ niệm thơ ấu, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với bà, cũng như tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
2. Mở bài số 2:
Trong cuộc đời này ai cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngây ngô, hồn nhiên và trong sáng, tuổi thơ ấy gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, chính những kỉ niệm tuổi thơ là hành trang không thể thiếu khi ta trưởng thành bước trên đường đời. Bằng Việt khi viết bài thơ “Bếp lửa” cũng đang là một cậu sinh viên, ở độ tuổi mới trưởng thành người cháu nhớ về những kỉ niệm ấu thơ bên bà, mỗi ngày cùng bà nhóm bếp lửa. Những năm tháng tuổi thơ sống bên bà đã cho Bằng Việt cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự hy sinh cao cả của bà, hơn thế là tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu đậm.
3. Mở bài số 3:
Bài thơ “Bếp lửa” – một trong những sáng tác đầu tay của nhà thơ Bằng Việt được ra đời khi tác giả đang là sinh viên tại nước ngoài, ở độ tuổi trưởng thành lại phải xa quê hương, Bằng Việt dường như không thể kìm nén được sự nhớ thương về người bà nơi quê nhà. Bài thơ được viết nên bằng những hồi tưởng về kỉ niệm thơ ấu của cháu bên bà, những dòng suy ngẫm về tình cảm của bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ trở thành một điểm tựa khơi gợi những kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về tình bà cháu và gia đình, xa hơn đó là những suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.
4. Mở bài số 4:
Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.
5. Mở bài số 5:
Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.
———————HẾT————————
Để nâng cao hơn nữa kĩ năng viết mở bài các tác phẩm, bên cạnh Mở bài bài thơ Bếp lửa, các bạn cũng có thể đón đọc thêm một số bài tham khảo khác trong tài liệu Bài văn hay lớp 9 như: Kết bài bài thơ Bếp lửa, Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa, Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục