Trong đời sống hàng ngày, các em thường thấy khi chúng ta bán đồ phế liệu như sắt vụn, dây đồng, giấy, chai nhựa,… thì người mua có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân?
Vậy lực kế là gì? có công dụng gì? ký hiệu lực kế là gì? số chỉ lực kế là gì? phép đo lực kế là gì? công thức giữa trọng lượng và khối lượng của vật như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
This post: Lực kế là gì, phép đo lực là gì? Công thức giữa trọng lượng và khối lượng của vật – Vật lý 6 bài 10
I. Tìm hiểu lực kế
1. Lực kế là gì?
– Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
– Lực kế thường dùng là lực kế lò xo
– Có loại lực kế đo lực kéo, có loại lực kế đo lực đẩy và cũng có loại có thể đo cả hai lực trên.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản
– Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.
II. Đo một lực bằng lực kế
1. Cách đo lực
– Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.
– Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế.
– Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo
2. Thực hành đo lực
– Xác định trọng lượng của quyển SGK, ghi chép kết quả
– Khi đo cần phải cầm lực kế sao cho lò xo lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng.
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
* Ví dụ: a) Một quả cân có khối lượng 300g thì có trọng lượng là 3N.
b) Một quả cân có khối lượng 500g thì có trọng lượng là 5N.
c) Một túi đường có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng là 10N.
Như vậy, giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức P=10m.
• Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P= 10m
Trong đó:
m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kilogam (kg);
P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là niutơn (N);
IV. Câu hỏi vận dụng lực kế, phép đo lực, công thức giữa trọng lượng và khối lượng
* Câu C7 trang 35 SGK Vật Lý 6: Hãy giải thích tại sao trên các “cân bỏ túi” bán ở ngoài phố người ta không chia độ theo đơn vị Niutơn mà lại chia độ theo đơn vị kg? Thực chất các cân bỏ túi là dụng cụ gì?
* Lời giải:
– Trên các “cân bỏ túi” bán ở ngoài phố người ta không chia độ theo đơn vị Niutơn mà lại chia độ theo đơn vị kg vì trong cuộc sống người ta cần biết khối lượng của vật, nếu cần biết trọng lượng vật người ta dùng hệ thức P = 10m đế xác định trọng lượng vật.
– Thực chất “cân bỏ túi” là một lực kế nhỏ.
* Câu C8 trang 35 SGK Vật Lý 6: Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.
* Lời giải:
– Các em có thể tự tạo ra cho mình một lực kế. Sau đó dùng một quả cân đã biết trước khối lượng để đánh chia độ cho lực kế.
* Câu C9 trang 35 SGK Vật Lý 6: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn?
* Lời giải:
– Bài cho: M = 3,2 tấn = 3200kg.
– Yêu cầu tìm: P = ?(N)
Áp dụng công thức giữa khối lượng và trọng lượng của vật: P = 10m
Khi đó một xe tải có khối lượng 3,2 tấn = 3200kg sẽ có trọng lượng là:
P = 10m = 10.3200 = 32000(N).
Hy vọng với bài viết về Lực kế, phép đo lực, Công thức giữa trọng lượng và khối lượng ở trên dễ dàng giúp các em trả lời các câu hỏi như lực kế là gì? có công dụng gì? ký hiệu lực kế là gì? số chỉ lực kế là gì? phép đo lực kế là gì? công thức giữa trọng lượng và khối lượng của vật như thế nào? Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dươngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục