LinkedIn là một mạng xã hội dành cho các chuyên gia kết nối, chia sẻ và học hỏi, giống như Facebook. Mặc dù là một trong những nền tảng xã hội phổ biến nhất hiện nay, nhưng nhiều người vẫn không biết LinkedIn được sử dụng để làm gì hoặc họ có thể hưởng lợi như thế nào khi sử dụng nó. Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết để tận dụng tối đa LinkedIn.
LinkedIn là gì?
Cho dù bạn là giám đốc marketing tại một công ty lớn, chủ doanh nghiệp điều hành một cửa hàng nhỏ ở địa phương hay thậm chí là một sinh viên đại học năm nhất đang tìm kiếm công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp, LinkedIn đều là lựa chọn phù hợp. Tất cả mọi người đều có thể tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển sự nghiệp và kết nối với các chuyên gia khác thông qua LinkedIn.
This post: LinkedIn là gì?
Bạn có thể coi LinkedIn là phiên bản công nghệ cao của việc tham dự một sự kiện mạng truyền thống, nơi bạn đến và gặp trực tiếp các chuyên gia khác, nói một chút về những gì bạn làm và trao đổi danh thiếp. Nó giống như một sự kiện mạng ảo lớn.
Trên LinkedIn, bạn kết nối với mọi người bằng cách thêm họ làm “kết nối”, tương tự như cách bạn thực hiện yêu cầu kết bạn trên Facebook. Bạn trò chuyện qua tin nhắn riêng tư (hoặc thông tin liên hệ có sẵn). Tất cả kinh nghiệm chuyên môn và thành tích của bạn được trình bày trong một profile sắp xếp gọn gàng.
LinkedIn tương tự như Facebook về bố cục và cung cấp bộ tính năng rộng rãi. Những tính năng này chuyên biệt hơn vì chúng phục vụ cho các chuyên gia, nhưng nhìn chung, nếu bạn biết cách sử dụng Facebook hoặc bất kỳ mạng xã hội tương tự nào khác thì LinkedIn có phần tương tự.
Các tính năng chính của LinkedIn
Dưới đây là một số tính năng cơ bản mà mạng doanh nghiệp này cung cấp và cách chúng được thiết kế để các chuyên gia sử dụng.
Home: Khi bạn đã đăng nhập vào LinkedIn, Home là nguồn cấp dữ liệu tin tức của bạn, hiển thị các bài đăng gần đây từ những kết nối của bạn với các chuyên gia khác và trang của những công ty mà bạn đang theo dõi.
Profile: Profile hiển thị tên, ảnh, vị trí, nghề nghiệp của bạn và nhiều thông tin khác ngay ở trên cùng. Dưới đó, bạn có khả năng tùy chỉnh nhiều phần khác nhau như bản tóm tắt ngắn, kinh nghiệm làm việc, học vấn và các phần khác tương tự như cách bạn tạo sơ yếu lý lịch hoặc CV truyền thống.
My Network: Tại đây, bạn sẽ tìm thấy danh sách tất cả các chuyên gia mà bạn hiện đang kết nối trên LinkedIn. Nếu di chuột qua tùy chọn này ở menu trên cùng, bạn cũng sẽ có thể thấy một số tùy chọn khác cho phép bạn thêm địa chỉ liên hệ và tìm những người bạn có thể biết.
Jobs: Tất cả mọi loại danh sách việc làm được đăng trên LinkedIn hàng ngày bởi các nhà tuyển dụng và LinkedIn sẽ giới thiệu các công việc cụ thể dựa trên thông tin hiện tại của bạn, bao gồm vị trí và sở thích công việc tùy chọn mà bạn có thể điền vào để có được danh sách việc làm phù hợp hơn.
Interests: Ngoài mối quan hệ của bạn với các chuyên gia, bạn cũng có thể theo dõi một số sở thích nhất định trên LinkedIn. Chúng bao gồm các trang công ty, nhóm theo vị trí hoặc sở thích, nền tảng SlideShare của LinkedIn để xuất bản slideshow và nền tảng Lynda của LinkedIn cho mục đích giáo dục.
Thanh tìm kiếm: LinkedIn có một tính năng tìm kiếm mạnh mẽ cho phép bạn lọc kết quả của mình theo một số trường có thể tùy chỉnh khác nhau. Nhấp vào “Advanced” bên cạnh thanh tìm kiếm để tìm các chuyên gia, công ty, công việc cụ thể. v.v…
Messages: Khi bạn muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện với một chuyên gia khác, bạn có thể làm như vậy bằng cách gửi cho họ một tin nhắn riêng thông qua LinkedIn. Bạn cũng có thể thêm file đính kèm, bao gồm ảnh, v.v…
Notifications: Giống như các mạng xã hội khác, LinkedIn có tính năng thông báo cho bạn biết khi nào bạn đã được ai đó chấp nhận, được mời tham gia điều gì đó hoặc được hoan nghênh xem một bài đăng mà bạn có thể quan tâm.
Pending Invitations: Khi các chuyên gia khác mời bạn kết nối với họ trên LinkedIn, bạn sẽ nhận được lời mời và xác nhận việc chấp thuận kết nối.
Đây là những tính năng chính mà bạn sẽ nhận thấy đầu tiên khi truy cập LinkedIn và đăng ký tài khoản cơ bản, nhưng bạn có thể đi sâu hơn vào một số chi tiết và tùy chọn chuyên biệt hơn bằng cách tự khám phá nền tảng.
Bạn thậm chí có thể xem xét việc sử dụng Business Services (dịch vụ kinh doanh) của LinkedIn và/hoặc nâng cấp tài khoản Premium, cho phép người dùng đăng việc làm, tận dụng các giải pháp tài năng, quảng cáo trên nền tảng và mở rộng chiến lược bán hàng của bạn để bao gồm bán hàng qua xã hội trên LinkedIn.
LinkedIn được sử dụng để làm gì (với tư cách cá nhân)?
Bây giờ, bạn đã biết LinkedIn cung cấp những gì và những ai thường sử dụng nó, nhưng điều đó không cung cấp cho bạn bất kỳ ý tưởng cụ thể nào về cách tự bắt đầu sử dụng nền tảng này.
Dưới đây là một số lời khuyên cho người mới bắt đầu:
Liên lạc lại với các đồng nghiệp cũ. Bạn có thể sử dụng phần My Network để tìm đồng nghiệp cũ, giáo viên, những người bạn đã đi học cùng và bất kỳ ai khác mà bạn có thể nghĩ là đáng có trong mạng chuyên nghiệp này. Chỉ cần nhập hoặc kết nối email của bạn để đồng bộ danh bạ với LinkedIn.
Sử dụng profile làm sơ yếu lý lịch của bạn. Profile LinkedIn của bạn về cơ bản đại diện cho một bản lý lịch đầy đủ hơn (và mang tính tương tác). Bạn có thể bao gồm nó dưới dạng một liên kết trong email hoặc thư xin việc khi bạn nộp hồ sơ. Một số trang web nộp đơn xin việc thậm chí sẽ cho phép bạn kết nối với profile LinkedIn để nhập tất cả thông tin của bạn. Nếu bạn cần xây dựng sơ yếu lý lịch bên ngoài LinkedIn, thì cũng có những ứng dụng dành cho bạn.
Tìm và ứng tuyển vào công việc. Hãy nhớ rằng LinkedIn là một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm các tin tuyển dụng trực tuyến. Bạn sẽ luôn nhận được các đề xuất từ LinkedIn về những công việc mà bạn có thể quan tâm, nhưng bạn cũng có thể sử dụng thanh tìm kiếm để tìm các vị trí cụ thể.
Tìm và kết nối với các chuyên gia mới. Thật tuyệt khi liên lạc lại với các đồng nghiệp cũ và kết nối với mọi người ở nơi làm việc hiện tại của bạn, những người cũng có thể đang ở trên LinkedIn, nhưng điều tốt hơn nữa là bạn có cơ hội tiếp xúc với những chuyên gia mới trong nước hoặc quốc tế có thể giúp đỡ bạn.
Tham gia vào các nhóm có liên quan. Một cách tuyệt vời để gặp gỡ và kết nối với các chuyên gia mới là tham gia các nhóm dựa trên sở thích hoặc nghề nghiệp hiện tại của bạn. Các thành viên khác trong nhóm có thể thích những gì họ nhìn thấy và muốn kết nối với bạn.
Viết blog về những gì bạn biết. Nền tảng xuất bản rất riêng của LinkedIn cho phép người dùng xuất bản các bài đăng trên blog và có cơ hội để hàng nghìn người đọc nội dung của họ. Các bài đăng đã xuất bản cũng sẽ hiển thị trên profile của bạn, điều này sẽ tăng uy tín trong những lĩnh vực liên quan có liên quan đến kinh nghiệm chuyên môn của bạn.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp