Tổng Hợp

Lịch tiêm chủng cho bé

Tiêm vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và giúp trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Với việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ, trẻ em sẽ được bảo vệ toàn diện khỏi những bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao trong suốt cả cuộc đời.

Sau đây Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu đến các bạn đọc Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-10 tuổi theo quy định của Bộ Y tế được ban hành kèm theo Thông tư 38/2017/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

This post: Lịch tiêm chủng cho bé

1. Lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế

Chương trình tiêm chủng mở rộng theo Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 quy định như sau:

TT

Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam

Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mrộng

Vắc xin

Đối tượng sử dụng

Lịch tiêm/uống

1

Bệnh viêm gan vi rút B

Vắc xin viêm gan B đơn giá

Trẻ sơ sinh

Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

2

Bệnh lao

Vắc xin lao

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

3

Bệnh bạch hầu

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

4

Bệnh ho gà

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

5

Bệnh uốn ván

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vắc xin uốn ván đơn giá

Phụ nữ có thai

1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

– Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

– Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

– Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau

– Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau

– Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

– Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

– Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

– Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

– Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

– Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1

6

Bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt uống đa giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt tiêm đa giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi

7

Bệnh do Haemophilus influenzae týp b

Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b

Trẻ em dưới 1 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

8

Bệnh sởi

Vắc xin sởi đơn giá

Trẻ em dưới 1 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

9

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vắc xin viêm não Nhật Bản B

Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi

Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

Lần 2: 1 – 2 tuần sau lần 1

Lần 3: 1 năm sau lần 2

10

Bệnh rubella

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella

Trẻ em dưới 2 tuổi

Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

2. Những loại vacxin cần thiết với trẻ ngoài các loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng

  • Vắc xin phòng thủy đậu
  • Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
  • Vắc xin phòng viêm gan A, A+B
  • Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
  • Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus
  • Vắc xin phòng cúm
  • Vắc xin phòng dại
  • Vắc xin phòng thương hàn
  • Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên)

3. Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng

– Với trẻ sơ sinh, chống chỉ định hoặc tạm hoãn trong các trường hợp:

  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C
  • Hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nghe tim bất thường
  • Tri giác bất thường (li bì hoặc kích thích, bú kém,…)
  • Cân nặng dưới 2000 g và có các chống chỉ định khác.

– Với trẻ lớn, chống chỉ định hoặc tạm hoãn trong các trường hợp:

  • Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.
  • Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C
  • Hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.
  • Nhịp thở nghe phổi bất thường.
  • Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.

4. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin:

Tiêm phòng được coi là biện pháp đơn giản nhất, hiệu quả nhất để bảo vệ bé khỏi các dịch bệnh nguy hiểm. Để đảm bảo cho việc tiêm phòng được hiệu quả và an toàn nhất, bố mẹ cần lưu ý:

– Trước tiêm:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Nói rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh lý, sử dụng thuốc hay tiền sử dị ứng của bé.
  • Mang theo sổ tiêm hoặc cung cấp đầy đủ thông tin các mũi tiêm trước của bé để bác sĩ chỉ định phác đồ tiêm mũi tiếp theo.
  • Khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo bé đủ tiêu chuẩn tiêm chủng.

– Sau tiêm:

  • Sau khi tiêm, bé cần được ở lại địa điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Phụ huynh lưu ý chăm sóc và theo dõi bé tại nhà ít nhất 24 – 48h sau tiêm.
  • Đo nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên, nếu bé sốt trên 38 độ, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, lau mát vùng nách, bẹn, cổ để hạ sốt.
  • Thông báo ngay với điều dưỡng nếu phát hiện bé có dấu hiệu như quấy khóc liên tục, phát ban sưng đỏ, khó thở, tím tái…
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái các bà mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được chăm sóc.
  • Vắc xin được chống chỉ định cho những trường hợp:
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
  • Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

5. Trường hợp nhỡ lịch tiêm chủng phải xử lý như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhỡ lịch tiêm chủng cho trẻ trong đó có nguyên nhân phổ biến như bố mẹ quên lịch tiêm chủng của con, trẻ bị bệnh, sốt trong ngày có lịch hẹn,…

Trong các trường hợp lỡ lịch hẹn, tùy vào loại vacxin, thời gian lỡ, tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ cân nhắc, song trong đa số trường hợp trẻ vấn được tiêm bù mũi nhỡ.

Lỡ hẹn vì các nguyên nhân chủ quan như tại cơ sở y tế gần nơi sống không còn loại vacxin trẻ cần tiêm thì cha mẹ nên chủ động tìm hiểu về các cơ sở y tế cao hơn, có đầy đủ các loại vacxin hơn, như vậy sẽ đảm bảo một sức khỏe tốt cho con.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button