Đề bài: Kể về một người trong trường
This post: Kể về một người trong trường
Phần 1: Dàn ý kể về một người trong trường
Phần 2: Bài văn mẫu Kể về một người trong trường
Bài làm:
Tôi vẫn nghe văng vẳng đâu đây lời bài hát:
“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết là mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết
công ơn người thầy”
Những lời hát đó thật ý nghĩa làm sao! Ai trong chúng ta đều được trưởng thành và lớn lên nhờ sự dạy dỗ của thầy cô. Và tôi cũng vậy, cảm ơn thầy đã giúp đỡ tôi trong suốt hành trình trưởng thành, thầy đã mang lại cho tôi một nguồn cảm hứng để tôi nỗ lực phấn đấu trong cuộc đời mình. Đó là thầy Khuê, người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ và cũng vô cùng kính trọng.
Tôi là một cô bé trường làng, vốn không thông minh, không giỏi giang đôi khi còn lười học và rất cá tính. Qua những lời kể của chị gái mình – người đã từng là một học trò của thầy, tôi luôn mong muốn được gặp thầy cho dù chỉ một lần. Và cuối cùng tôi cũng đã được học thầy. Thầy là giáo viên môn Toán dạy tôi từ hồi lớp 6. Tôi thật sự không ngờ rằng bản thân mình lại có thể được học thầy. Tôi cảm thấy mình thật may mắn.
Thầy là một giáo viên rất nhiệt huyết, thầy không chỉ truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức của môn Toán mà còn mang đến cho chúng tôi những câu chuyện về cuộc sống, những bài học làm người. Những kiến thức khô khan của Toán học giờ đây khiến chúng tôi hứng thú và cảm thấy vui vẻ khi học tập. Đứa nào đứa nấy trong lớp chúng tôi đều quý mến thầy. Nhưng đó là cảm xúc của tôi sau khi đã được thầy giảng giải và làm tôi thay đổi. Bởi đằng sau những cảm xúc đó là cả một bài học sâu sắc trong cuộc đời tôi.
Bản thân tôi vốn là một đứa ham chơi và rất nghịch ngợm, mặc dù rất kính trọng thầy nhưng tôi luôn cảm thấy những kiến thức đó đều mang tính lí thuyết, không thể ứng dụng được gì trong cuộc sống sau này. Vì vậy tôi rất ít khi làm bài tập về nhà, tôi cảm thấy rằng việc học chỉ giúp tôi trở thành những cỗ máy, những con vẹt mà thôi và hơn nữa tôi muốn những kiến thức được học phải áp dụng và thực tế. Chính vì vậy mỗi khi lớp trưởng kiểm tra bài tập về nhà, tôi lại là người đứng đầu danh sách trong việc không làm bài tập. Thầy tôi thường rất tức giận trong việc này, thầy đã phạt tôi rất nhiều nhưng có lẽ không hiệu quả đối với tôi. Tôi luôn đưa ra lí do của chính bản thân mình để nói rằng học và làm bài tập không có ích lợi gì với tôi cả. Tôi nghĩ rằng điều đó là đúng và tôi hoàn toàn tin tưởng vào quan điểm của tôi cho đến một ngày.
Hôm đó là buổi học thêm Toán nhưng vì hôm đó bạn tôi rủ tôi đi chơi nên tôi đã quyết định trốn học. Đó là lần đầu tiên tôi trốn học bởi tôi muốn thể hiện cá tính của bản thân mình và cũng như không thích những giờ học Toán đầy lí thuyết đó. Vậy là ngay ngày hôm sau, thầy đã gọi tôi ra và hỏi lý do tại sao lại trốn học mà không có lí do. Tôi nhìn thầy và nói lên quan điểm của mình và nói rằng “Em muốn học những điều áp dụng vào thực tế chứ không phải một lí thuyết suông như vậy”. Thầy nhìn tôi và suy nghĩ một lúc thầy lấy trong cặp ra những tập tài liệu về những công việc sau này và nói rằng: “Em nói đây chỉ là những lí thuyết suông, nhưng em nhìn xem để xây dựng được một toà nhà, một cây cầu hay đơn giản chỉ là đo đạc mảnh ruộng, em nhìn những phép toán này đi, em có hiểu gì không? Những kiến thức em được học chỉ là một phần rất cơ bản, so với những cái dùng để tính toán và áp dụng vào thực tế. Nếu em không học những điều cơ bản trước thì sao em có thể học được những kiến thức khó và sâu hơn”. Không chỉ có vậy, thầy còn đưa cho tôi xem những bức ảnh của những em học sinh mồ côi, những bạn trẻ ở vùng cao, thầy nói rằng “Em ở vùng đồng bằng, có điều kiện được học tập đầy đủ, được bố mẹ yêu thương, chăm sóc và tạo hết mức có thể, vậy tại sao em lại bỏ học. Trong khi đó em nhìn đi, những bạn trẻ ở đây mong muốn được đi học như em nhưng không có điều kiện. Chiếc bút, cuốn sách cũng đều do các nhà hảo tâm khuyên tặng, em nhìn em xem, đã không cố gắng học tập còn làm bố mẹ và thầy cô lo lắng”
Tôi im lặng, bởi lúc đó tôi rất hổ thẹn với chính bản thân mình, với bố mẹ và cả thầy cô. Từ lần đó tôi nhận ra rằng học tập cũng là một niềm vui và chăm học hơn với một ước mơ đó là trở thành một cô giáo dạy toán như thầy vậy.
Tôi chăm chú nghe những bài giảng của thầy, không bao giờ bỏ những tiết học cũng như những lời mà thầy dạy. Tôi càng học toán, càng làm nhiều toán tôi lại thầy mình say mê môn học này. Toán học lúc đó không chỉ là môn học bình thường mà nó còn mang đến cho tôi những điều diệu kì của những con số, những định lí. Tôi có thể làm toán mọi lúc mọi nơi từ khi đun bếp, lúc đi thể dục,… Không chỉ có vậy, nhờ việc chăm chỉ học tập và đam mê học toán, tôi còn có thêm những người bạn thân, luôn chia sẻ và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn.
Tuy không được học thầy nữa, nhưng những tháng ngày được học được nghe những bài giảng của thầy luôn là bài học quý báu để tôi nỗ lực trong cuộc sống và vươn lên. Những lúc khó khăn, tôi lại được thầy động viên và chia sẻ rất nhiều điều. Nó khiến tôi vững tin hơn và vượt qua nhiều thử thách trong cuộc sống.
Cảm ơn thầy, người đã giúp tôi thay đổi và tìm ra được ước mơ của chính mình. Tôi đã từng nghe một câu nói: ” Người thầy vĩ đại không phải là người thầy dạy giỏi về kiến thức mà là người thầy truyền cho bạn niềm đam mê về môn học”. Và tôi đã tìm được người thầy vĩ đại của tôi. Kính mong thầy và gia đình luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và luôn truyền niềm đam mê đó tới các thế hệ học trò.
Viết về chủ đề mái trường, bên cạnh bài Kể về một trường trong trường mà em biết trên đây, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu về mái trường, thầy cô cũng như những hoạt động học tập, vui chơi trong trường như: Kể lại một trận thi đấu bóng đá ở trường, Hãy kể lại một buổi tổng kết em đã được tham gia ở trường, Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường, Kể một việc làm tốt của em hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục