Giáo dục

Hoàn cảnh sáng tác tuỳ bút Người lái đò sông Đà

hoan canh sang tac tuy but nguoi lai do song da
Văn mẫu phân tích hoàn cảnh sáng tác tùy bút Người lái đò sông Đà

Đề bài: Hoàn cảnh sáng tác tùy bút Người lái đò sông Đà
Bài làm
1. Tác giả: Nguyễn Tuân
– Là một trong số nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam.
– Ông là người ưa thích sự dịch chuyển, thích đi nhiều nơi để tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ ở các vùng miền trên khắp cả nước, cũng nhờ vậy Nguyễn Tuân có vốn sống rất phong phú và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.
– Nguyễn Tuân có tình yêu đặc biệt sâu sắc với Tiếng Việt và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; là “bậc thầy” trong việc sử dụng và sáng tạo Tiếng Việt.
– Ông được biết đến là một người sành ăn và coi việc thưởng thức ẩm thực cũng là một nghệ thuật.
– Về văn chương của Nguyễn Tuân, ẩn chứa trong đó là cái ngông nghênh, cái kiêu sang của một cái Tôi tài hoa, hiểu nhiều biết rộng và tự ý thức được giá trị của bản thân. Là con người uyên bác, có trách nhiệm và quý trọng nghề nghiệp của bản thân nên mục đích viết văn của Nguyễn Tuân là để khẳng định cá tính của bản thân và để chứng minh cho quan điểm cá nhân “Nghệ thuật phải là hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh”.

This post: Hoàn cảnh sáng tác tuỳ bút Người lái đò sông Đà

2. Hoàn cảnh sáng tác tùy bút Người lái đò sông Đà
– Tùy bút Người lái đò sông Đà: In trong tập “Sông Đà” (năm 1960)
– Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu như trước Cách mạng, ông đi tìm kiếm những giá trị “vang bóng một thời”, những giá trị tốt đẹp của một thời xưa cũ đã qua bằng một cái Tôi “ngông nghênh”; vậy thì sau Cách mạng, cái Tôi Nguyễn Tuân đã mở lòng hơn, hòa nhập cùng với nhân dân đại chúng.
– Hoàn cảnh lịch sử: Giai đoạn 1958 – 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, miền Nam anh hùng chiến đấu chống Mĩ ngụy, miền Bắc đi lên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước tiến hành chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.
– Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà: Theo chủ trương đường lối vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi ngược lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới cũng như tìm kiếm cho mình mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa sự dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống ăn ở với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm “thứ vàng mười” trong cảnh và người nơi đây. Tùy bút Người lái đò sông Đà chính là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của người nghệ sĩ tài hoa này.
– Nội dung chính: Những khám phá hết sức độc đáo và tinh tế của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp, hình thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc, cụ thể là dòng Đà giang. Bên cạnh đó, ông cũng phát hiện và ca ngợi sự cần cù, chăm chỉ lao động, sự tài hoa, chất nghệ sĩ, “thứ vàng mười” ẩn chứa bên trong những con người lao động nơi đây.

—————————————

Ngoài bài viết mẫu giới thiệu Hoàn cảnh sáng tác tùy bút Người lái đò sông Đà, chúng tôi còn giới thiệu thêm nhiều bài viết về hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm khác trong bài văn hay lớp 12, các em có thể tham khảo để bổ sung những kiến thức hữu ích cho bản thân: Hoàn cảnh ra đời Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàn cảnh sáng tác bài Đàn ghi-ta của Lor-ca, Hoàn cảnh sáng tác bài Vợ nhặt, Hoàn cảnh sáng tác bài Tiếng hát con tàu,… các em cùng đón đọc.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button