Hoá 12 bài 41: Cách nhận biết, phân biệt một số chất khí và bài tập vận dụng. Cũng như cách nhận biết và phân biệt một số chất kết tủa, để nhận biết các chất khí chúng ta cũng phải nắm được tính chất hoá học và tính chất vật lý đặc trưng của nó.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách nhận biết một số chất khí như: hidro sunfua H2S, khí sunfurơ SO2, khí cacbonic CO2, khí amoniac NH3 , nito dioxit NO2 … qua mù, màu sắc hay qua một thuốc thử trung gia,…
This post: Hoá 12 bài 41: Cách nhận biết, phân biệt một số chất khí và bài tập vận dụng
I. Cách nhận biết một số chất khí
1. Cách nhận biết khí CO2
– Khí CO2 không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước, nên khi tạo thành từ dung dịch nước nó sủi bọt khá mạnh.
CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O
– Để hấp thụ khí CO2, người ta thường dùng bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 hoặc lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Khí CO2 bị hấp thụ đồng thời tạo thành kết tủa trắng:
CO2 + Ba(OH)2 dư → BaCO3↓ trắng + H2O
HCO3– + H+ → CO2↑ + H2O
2. Cách nhận biết khí SO2
– Khí SO2 không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc, làm vẫn đục nước vôi trong như CO2.
– Thuốc thử tốt nhất để hấp thụ khí SO2 đồng thời nhận biết nó và phân biệt nó với khí CO2 là dung dịch brom dư hoặc dung dịch iot dư đều có màu đỏ nâu:
SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + 2HBr
* Vì vậy khí SO2 làm nhạt màu dung dịch brom hoặc iot
3. Cách nhận biết khí H2S
– Khí H2S là khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc. Lượng rất nhỏ khí H2S có trong không khí cũng dễ dàng nhận ra nhờ mùi trứng thối khó chịu của nó.
– Khí H2S dễ tạo kết tủa sunfua có màu với các dung dịch của nhiều muối ngay trong môi trường axit:
H2S + Cu2+ → CuS↓đen + 2H+
H2S + Cu2+ → PbS↓đen + 2H+
– Do đó, có thể dùng miếng giấy lọc tẩm dung dịch muối chì (II) axetat không màu để nhận biết sự có mặt của khí này (phản ứng trên xảy ra tạo thành kết tủa màu đen trên miếng giấy lọc có tẩm muối Pb2+ được thấm ướt bằng nước).
4. Cách nhận biết khí NH3
– Khí NH3 là khí không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng, kích thích mắt và hệ thống hô hấp rất mạnh. Lượng rất nhỏ khí này trong không khí cũng khiến ta nhận ra ngay bằng mùi khai đặc trưng của nó.
– Khí NH3 tan nhiều trong nước và là một bazơ yếu, nên dùng miếng giấy quỳ tím thấm ướt bằng nước cất có thể nhận biết được khí NH3 trong không khí. Khi đó màu tím của giấy quỳ chuyển thành màu xanh, cùng với mùi khai của khí. Phản ứng này khẳng định sự có mặt của NH3 trong không khí.
5. Cách nhận biết khí Cl2
– Khí Cl2 có màu vàng lục, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, ít tan trong nước. Ta có thể nhận ra một lượng khí clo rất nhỏ có trong không khí bằng mùi hắc rất đặc biệt của nó.
– Dùng giấy tẩm KI và hồ tinh bột thấm ướt để nhận ra khí clo (cũng như dùng giấy đó để nhận biết ozon).
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
* I2 tạo với hồ tinh bột một hỗn hợp có màu xanh tím
6. Cách nhận biết khí NO2
– Khí NO2 nặng hơn không khí, màu nâu đỏ, độc, ít tan trong nước và phản ứng được với nước tạo thành HNO3 :
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
* Nhận ra HNO3 bằng bột Cu. Khi nồng độ khí NO2 đủ lớn ta cũng có thể nhận ra bằng màu nâu đỏ của đồng.
II. Bài tập nhận biết chất khí
Bài 1 trang 177 SGK Hóa 12: Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2và SO2 được không ? Tại sao ?
* Lời giải bài 1 trang 177 SGK Hóa 12:
– Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓trắng + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓trắng + H2O
Bài 2 trang 177 SGK Hóa 12: Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các phương trình hóa học.
* Lời giải bài 2 trang 177 SGK Hóa 12:
– Dẫn hai khí lần lượt lội qua dung dịch nước brom nếu khí nào làm mất màu dung dịch nước brom là SO2.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
– Khí còn lại dẫn vào bình đựng nước vôi trong nếu thấy kết tủa làm nước vôi trong vẩn đục là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓trắng + H2O
Bài 3 trang 177 SGK Hóa 12: Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau : Na2SO4, Na2S, Na2CO3 , Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào ?
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3
B. Na2CO3, Na2S
C. Na2S, Na2CO3, Na3PO4
D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3 , Na3PO4, Na2SO3
* Lời giải bài 3 trang 177 SGK Hóa 12:
- Đáp án: A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3
– Cho dd H2SO4 loãng lần lượt vào 5 lọ đựng 5 dd:
+ Lọ nào có khí không màu không mùi là Na2CO3
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2↑
+ Lọ nào có khí mùi trứng thối là Na2S.
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S ↑(mùi thối)
+ Lọ nào có khí không màu mùi xốc là Na2SO3
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑ (mùi hắc)
+ 2 lọ còn lại không hiện tượng
⇒ Nhận biết được 3 dd là Na2CO3, Na2S, Na2SO3
Hy vọng với bài viết về cách nhận biết và phân biệt một số chất khí ở trên giúp các em hiểu rõ hơn để vận dụng vào các dạng bài toán lý thuyết. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt!
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục