Hóa 12 bài 3: Xà phòng, Chất giặt rửa tổng hợp là gì? Cách sản xuất và Ứng dụng của Xà phòng. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp là thứ rất quen thuộc trong đời sống, hàng ngày chúng ta vẫn thường sử dụng và gần như đây là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta.
Vậy xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp là gì? cách sản xuất xà phòng hay chất tẩy rửa tổng hợp thực hiện như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
This post: Hóa 12 bài 3: Xà phòng, Chất giặt rửa tổng hợp là gì? Cách sản xuất và Ứng dụng của Xà phòng
I. Xà phòng
1. Xà phòng là gì?
– Khái niệm: Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
2. Cách sản xuất xà phòng
– Cách sản xuất xà phòng từ chất béo: Đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao.
(R-COO)3C3H5 + 3NaOH 3R-COONa + C3H5(OH)3
– Xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau:
* Ví dụ:
– Cracking và oxy hóa parafin thành axit béo cao no:
2C32H66 + 5O2 4C15H31-COOH + 2H2O
– Xà phòng hóa axit béo:
C15H31-COOH + NaOH → C15H31-COONa + H2O
C15H31-COONa: Muối natri panmitat (xà phòng).
II. Chất giặt rửa tổng hợp
1. Chất giặt rửa tổng hợp là gì?
– Khái niệm: Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng được gọi là chất giặt rửa tổng hợp.
2. Cách sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp
– Chất giặt rửa tổng hợp được tổng hợp từ các chất lấy từ dầu mỏ.
III. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
– Muối natri làm cho vết bẩn được phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn rồi được phân tán vào nước và bị rửa trôi đi.
– Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng (nước có nhiều ion Ca2+, Mg2+).
– Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm hơn xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng.
IV. Bài tập xà phòng chất giặt rửa tổng hợp
* Bài 1 trang 15 SGK Hóa 12: Xà phòng là gì?
° Lời giải bài 1 trang 15 SGK Hóa 12:
– Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.
* Bài 2 trang 15 SGK Hóa 12: Ghi Đ (đúng ) hoặc S (sai ) vào ô trống bên cạnh các câu sau:
a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.
b) Muối natri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng.
d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt tổng hợp.
° Lời giải bài 1 trang 15 SGK Hóa 12:
a) Đ b) S c) Đ d) Đ
– Sửa lại câu b) đúng là: “muối natri hoặc kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng”.
* Bài 3 trang 15 SGK Hóa 12: Một loại mỡ động vật chứ 20% tristearoylglixerol m, 30% tripanmitoylgrixerol và 50 % trioleoylgixerol (về khối lượng)
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.
b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.
° Lời giải bài 3 trang 15 SGK Hóa 12:
a) Phương trình hóa học
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 (2)
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 (3)
b) 1 tấn mỡ = 106 gam mỡ
– Theo bài ra, ta có:
Số mol tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 là:=(106/890).20% = 224,72(mol).
Số mol tripanmitoylglixerol (C15H31COO)3C3H5 là:=(106/806).30% = 372,21(mol).
Số mol trioleoylglixerol (C17H33COO)3C3H5 là:=(106/884).50% = 224,72(mol).
– Theo PTPƯ (1) thì khối lượng của natri stearat sẽ là : 224,72.3.306 = 206292,96 (gam).
– Theo PTPƯ (2) thì khối lượng natri panmitat là : 372,21.278.3 = 310423,14 (gam).
– Theo PTPƯ (3) thì khối lượng natri oleat là : 565,61.3.304 = 515836,32 (gam)
⇒ Tổng khối lượng muối thu được là: 1032552,42 (gam)
– Vì hiệu suất của cả quá trình bằng 90% nên khối lượng muối thực tế thu được là: 1032552,42.90% = 929297,18 (gam) ≈ 929,3(kg).
* Bài 4 trang 16 SGK Hóa 12: Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.
° Lời giải bài 4 trang 16 SGK Hóa 12:
– Ưu điểm: Xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.
– Nhược điểm: Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.
* Bài 5 trang 16 SGK Hóa 12: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng 72 (xà phòng chứa 72 % khối lượng natri stearat).
° Lời giải bài 5 trang 16 SGK Hóa 12:
– Khối lượng của natri stearat là:
– Phương trình hóa học:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
– Theo PTHH thì:
n(C17H35COO)3C3H5 = (1/3)nC17H35COONa
⇒ m(C17H35COO)3C3H5 =
– Lượng tristearin chiếm 89% khối lượng chất béo, nên lượng chất béo cần dùng là:
– Vậy lượng chất béo cần dùng là 784,3(kg).
Hy vọng với bài viết về Xà phòng, Chất giặt rửa tổng hợp là gì? Cách sản xuất và Ứng dụng của Xà phòng đã giúp em có thêm những kiến thức hữu ích, thực tế trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại ở phần nhận xét dưới bài viết nhé.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục